CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:59

Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

 

Ảnh minh họa

Thông tư quy định trường hợp đầu tư vốn nhà nước để thành lập mới doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước thành lập mới, căn cứ số vốn nhà nước thực cấp (đối với doanh nghiệp thành lập mới không có dự án đầu tư xây dựng), vốn nhà nước đã cấp theo quyết toán công trình hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với doanh nghiệp thành lập mới trên cơ sở bàn giao dự án đầu tư xây dựng) để ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Trường hợp vốn đầu tư thực tế của Nhà nước thấp hơn mức vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký điều chỉnh lại mức vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thành lập bằng mức vốn thực tế đã đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Trường hợp việc đầu tư vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo mức đã được phê duyệt trong đề án thành lập được chia thành nhiều lần, theo từng giai đoạn, thì doanh nghiệp điều chỉnh lại mức vốn điều lệ thực góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Đối với trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động: Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có tiếp nhận tài sản từ nơi khác chuyển đến được đầu tư bằng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước (hỗ trợ di dời, sắp xếp lại, xử lý nhà đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền và biên bản bàn giao tài sản, quyết toán tiền hỗ trợ của nhà nước (phần thực hiện dự án đầu tư) thực hiện ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và thực hiện điều chỉnh lại mức vốn điều lệ thực góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước

Việc quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và một số quy định cụ thể.

Theo đó, doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ để quản lý, sử dụng các loại tài sản của doanh nghiệp; Quy chế phải xác định rõ việc phối hợp của từng bộ phận quản lý trong doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm bồi thường của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát, gây tổn thất tài sản, thiệt hại cho doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp có tài sản đặc thù như vật nuôi, cây trồng, thiết bị có nguồn phóng xạ, chất độc hại và tài sản đặc thù khác, quá trình quản lý, sử dụng, thanh lý tài sản ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về tài chính, doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ các quy định, quy trình, quy phạm về kỹ thuật của cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành.

Đối với bảo toàn vốn của doanh nghiệp nhà nước: doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP để bảo toàn vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước phải tổ chức kiểm kê thực tế để xác định số lượng các loại tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp (kể cả cây trồng, vật nuôi, đàn gia súc); số lượng cổ phiếu doanh nghiệp nhận được mà không phải thanh toán tiền; đối chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu trong các trường hợp sau: Thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; Khi thực hiện quyết định của cấp có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu; Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì các nguyên nhân khác gây ra biến động tài sản của doanh nghiệp nhà nước; Theo chủ trương của Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/2/2016.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh