THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:52

Đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh Hòa Bình

Đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào 10 THPT năm 2021 tỉnh Hòa Bình - Ảnh 1.

Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Sở GD&ĐT Hòa Bình.

Sau đây là nhận định và gợi ý đáp án môn Ngữ văn tỉnh Hòa Bình:

Câu 1.

Thành phần trạng ngữ trong câu là: "Một buổi tối mất điện" Một lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?" Gợi ý: Người phụ nữ thấy xấu hổ vì mình đã có những suy nghĩ sai lệch về hành động của gia đình nghèo. Đồng thời, cảm động vì sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình cậu bé đối với mình trong lúc khó khăn. Đây là câu hỏi mở, học sinh nêu ra bài học rút ra từ văn bản và có lý giải hợp lý. Dưới đây là gợi ý: Không nên suy nghĩ xấu, tiêu cực về hành động của người khác, phải đặt vị trí của bản thân mình vào họ để hiểu, cảm thông và chia sẻ cùng người khác. Luôn luôn sống tích cực, chia sẻ và vun đắp tình cảm với những người xung quanh.

Câu 2.

1. Về hình thức

- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.

- Là đoạn văn đầy đủ dung lượng.

- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.

- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.

2. Về nội dung

a. Xác định vấn đề cần nghị luận

Ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống

b. Triển khai vấn đề

- Giải thích:

Chia sẻ là cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...

- Bàn luận:

Ý nghĩa của tinh thần chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống:

Chia sẻ giúp người khác tiếp thêm sức mạnh và vượt qua những thách thức, khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn trong cuộc sống. Chia sẻ giúp gắn kết tình cảm giữa con người với con người, góp phần làm cho xã hội văn minh, cuộc sống tươi đẹp hợp. Chia sẻ thể hiện lòng đồng cảm là giá trị nhân văn cao cả và sâu sắc. Phê phán lối sống ích kỉ, thờ ơ và vô cảm.

- Liên hệ bản thân:

Liên hệ nhận thức và hành động của bản thân về những hành động chia sẻ về tình cảm, vật chất với những người xung quanh và xã hội trong thời gian dịch bệnh COVID - 19.

Câu 3.

1. Về hình thức

- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.

- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.

- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.

2. Về nội dung

a. Xác định vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh

b. Triển khai vấn đề

b. 1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề nghị luận.

b.2. Thân bài

Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời từ hạ sang thu:

Khổ 1: Cảm nhận tinh tế trước tín hiệu thu về trong không gian gần và hẹp Khổ 2: Cảm nhận sự biến chuyển của đất trời sang thu trong không gian dài – rộng – cao Khổ 3: Hoàn thiện vẻ đẹp bức tranh thu và những cảm xúc, suy tư sâu sắc

* Qua khứu giác và xúc giác:

Trước hết, thu được cảm nhận = khứu giác và xúc giác qua làn gió se mang hương ổi chín phả vào không gian Hương ổi: là hương thơm mộc mạc, dân dã của làng quê Động từ "phả" gợi mùi hương ổi thơm đậm nồng nàn, hương thơm như sánh lại, lan tỏa vào không gian, len lỏi vào các vườn thôn ngõ xóm, đồng thời gợi sự vận động của làn gió đưa hương. Làn gió se: - gió nhẹ, khô, hơi lạnh (gió heo may) →  Gió đặc trưng của mùa thu

→  Làn gió se mang hương ổi chín phả vào không gian cho ta cảm nhận 1 nét thu đẹp, dân dã và dịu ngọt ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

* Qua thị giác: làn sương

"Sương chùng chình qua ngõ" → từ láy →  nhân hóa Sương: nhân hóa qua từ láy "chùng chình" →  làn sương cũng có tâm trạng của con người, cũng chầm chậm. lưu luyến khi qua ngõ nhà, vương vấn mùa hạ Ngõ – ngõ nhà, ngõ quê → ẩn dụ: cửa ngõ thời gian: thông giữa 2 mùa hạ và thu.

→  Hình ảnh làn sương đã cho ta cảm nhận được bước đi của mùa thu, thu đã về song còn chùng chình thong thả, lưu luyến.

* Trước thu về, nhà thơ ngỡ ngàng, xao xuyến, cảm xúc ấy được thể hiện qua 2 từ "bỗng" "hình như"

"Bỗng": bất ngờ "Hình như" : cảm giác mơ hồ, mong manh, không rõ ràng => Rõ ràng là đã nhận ra hương ổi chín phả vào không gian, đã nhận thấy sương chùng chình qua ngõ song Hữu Thỉnh vẫn chưa dám tin mùa thu đã về, ông phải thốt lên trong ngỡ ngàng xao xuyến "hình như Thu đã về". Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, gió) chuyển sang những hình ảnh cụ thể, hữu hình (sông, chim, mây) với một không gian rộng dài, cao xa vời vợi.

* Hai câu đầu:

Người đọc bắt gặp một bức tranh thu cổ điển mà rất hiện đại. Chỉ vài nét chấm phá mà bao quát cả bầu trời, mặt đất nhưng rất đăng đối chặt chẽ, mềm mại và tài hoa:

                          "Sông được lúc dềnh dàng

                            Chim bắt đầu vội vã"

Nghệ thuật đối và nhân hóa đã diễn tả sự vận động tương phản trái chiều của tạo vật. Nghệ thuật nhân hóa kết hợp với từ láy "dềnh dàng" đã gợi hình ảnh những con sông mùa thu nước chảy lững lờ, khoan thai, êm ả ngỡ như đang muốn nghỉ ngơi sau mùa mưa lũ. Trái ngược với sông là bầy chim, chim bắt đầu vội vã – nhân hóa – vì khi thu sang trời mau tối nên những đàn chim sẽ phải vội vã mau mau bay về tổ ấm, cũng có thể hiểu khí thu se lạnh, đàn chim phải vội vã bay về phương Nam tránh rét.

→  Nhà thơ phải là người tinh tế lắm mới cảm nhận được cái "được lúc" của dòng sông, cái mới "bắt đầu" của những cánh chim.

* Hai câu sau:

Đám mây: Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu

⇨       Nghệ thuật nhân hóa cùng với sự liên tưởng độc đáo gợi hình dung về đám mây mỏng như dải lụa vắt ngang trời, ranh giới nửa như nghiêng về mùa hạ, nửa như nghiêng về mùa thu.

Đám mây ấy như 1 nhịp cầu nối 2 nửa bầu trời, nối 2 mùa hạ thu. Dường như đám mây ấy chưa nỡ rời bầu trời mùa hạ để đến hẳn với mùa thu. Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu đã diễn tả thật sinh động khoảnh khắc giao mùa giữa hạ và thu.

+  Hạ đã đi song chưa đi hẳn, thu đã về song còn chùng chình thong thả.

Nếu hai khổ thơ trước là cảm nhận trực tiếp từ những chuyển biến hết sức tinh vi của thiên nhiên, đất trời, thì ở khổ thơ này, mùa thu được cảm nhận bằng đoán nhận, kinh nghiệm và những suy tư sâu lắng. Cảnh thu đang đi từ xa tới gần rồi lắng đọng vào tâm tưởng.

* Cảm nhận về thời tiết

Thu sang nắng vẫn còn nhiều song đã bớt đi cái oi nồng, gay gắt của mùa hạ Những cơn mưa cũng ít dần đi cũng không còn những cơn mưa rào ào ạt của mùa hạ. Phó từ "vẫn (còn)" "đã (vơi)", "cũng (bớt)" => sắc hạ nhạt dần , sắc thu đậm nét Đảo ngữ: Vẫn còn, đã vơi.

* Suy ngẫm về con người – cuộc đời

Từ hiện tượng tự nhiên sang thu, nhà thơ đã bộc lộ suy ngẫm về con người và cuộc đời: khi con người đã từng trải (bước vào tuổi sang thu) thì cũng sẽ vững vàng hơn trước những sóng gió, thử thách của cuộc đời; chẳng còn thấy bất ngờ, đau khổ, sợ hãi, chao đảo trước những giông bão đột ngột, bất thường của cuộc sống.

c.2. Kết luận:  Khái quát lại vấn đề, tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật.

Hệ thống Giáo dục HOCMAI và ICAN.VN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh