THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:06

Đào tạo nghề cho LĐNT ở Quảng Ngãi: Hiệu ứng từ công tác truyền thông

 

Công tác truyền thông về chính sách dạy nghề, tư vấn học nghề đã từng bước giúp lao động nhận thức, hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của việc học nghề để nâng cao tay nghề, có nghề mới, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình; hình thành ý thức và thói quen để LĐNT tích cực, chủ động tham gia học nghề, thích nghi với sự vận động của nền kinh tế thị trường và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc phản ảnh kết quả, hiệu quả sau học nghề đã có tác dụng quảng bá, nhân rộng mô hình học nghề ra các địa phương khác, tạo phong trào thi đua sản xuất, học tập kinh nghiệm lẫn nhau và tích cực tham gia học nghề.

Trong năm 2014, sở LĐ-TB&XH phối hợp với các cơ quan truyền thông trong tỉnh phát sóng trên 40 tin và 5 tạp chí chuyền đề, phát sóng 12 số chuyên đề về công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Trong 5 năm (2010 - 2014)  phát sóng trên 280 tin, phóng sự phát trong chương trình thời sự truyền hình, trên 200 tin, bài, phóng sự, 15 tạp chí chuyên đề phát trong chương trình thời sự phát thanh, truyền hình của Đài và phát sóng 39 số chuyên đề, chuyên mục về công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Công tác tuyên truyền thực hiện Đề án 1956 cũng được tuyên truyền ở một số chuyên mục khác như: Hộp thư truyền hình, tiếp chuyện bạn nghe đài, Chuyên mục Việc làmxuất khẩu lao động. Ngoài ra, thực hiện 10 tin, phóng sự theo đơn đặt hàng của Bộ Thông tin và truyền thông về Đề án 1956.

Số lượng tin, bài in trên các báo, tạp chí của địa phương: Trong năm 2014, đăng tải 130 tin, ảnh, 12 bài viết trên báo in và báo điện tử. Thực hiện 3 số chuyên trang, chuyên mục tuyền truyền về chính sách của Đề án 1956 và kết quả, hiệu quả sau học nghề. Trong 5 năm (2010 - 2014) đã đăng tải 500 tin, ảnh, 60 bài viết trên báo in và báo điện tử. Thực hiện 18 số chuyên trang, chuyên mục tuyền truyền về chính sách của Đề án 1956 và kết quả, hiệu quả sau học nghề. Đặc biệt chú trọng đăng tải thông tin phản ánh các gương điển hình của LĐNT sau học nghề đã áp dụng có hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, được doanh nghiệp tuyển dụng, có việc làm mới, thu nhập cao và ổn định. Ngoài ra, còn có các tin và bài viết chuyên đề tuyên truyền về kết quả, hiệu quả thực hiện Đề án 1956 của tỉnh trên Báo Lao động xã hội.

Số lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong 5 năm (2010 - 2014): 1.060 lượt người là cán bộ phụ trách công tác dạy nghề cấp xã, cấp huyện, Hội Nông dân từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong đó: Năm 2014 đã tập huấn, bồi dưỡng cho 80 lượt người là cán bộ phụ trách dạy nghề thuộc Phòng LĐ - TB&XH.

Trong thời gian đến, để triển khai nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả trên địa bàn tỉnh thì công tác tuyên truyền và phối hợp tổ chức có vai trò rất quan trọng. Việc chọn mô hình thí điểm dạy nghề phải phù hợp với ngành nghề mà xã hội, doanh nghiệp, người dân có nhu cầu và khả năng nhân rộng mô hình. Việc chọn mô hình có sự tham gia tích cực của người dân, chính quyền địa phương, CSDN, các Sở, ban, ngành của tỉnh, các doanh nghiệp, cơ sở SXKD, dich vụ có liên quan đến mô hình thí điểm dạy nghề,  Khi tổ chức thí điểm mô hình cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia để mô hình đạt hiệu quả và có khả năng nhân rộng trên địa bàn. Đặc biệt công tác tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền qua các Hiệp hội nghề rất có hiệu quả đối với việc nhân rộng mô hình.   

HOÀNG NAM/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh