THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:34

Sau 5 năm, gần 75.000 LĐNT được đào tạo nghề

Nâng cao chất lượng đào tạo, ngành nghề đào tạo phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới của các địa phương. Đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TƯ ngày 5/11/2012 của Ban chấp hành TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho LĐNT và Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 22/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” nhằm huy động sự tham gia của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện Đề án. 

Theo báo cáo sơ kết, giai đoạn 2010 - 2014: Đã  hỗ trợ đào tạo nghề cho 38.000 LĐNT. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề khoảng 7.800 lao động, trong đó LĐNT được hỗ trợ học nghề từ Đề án 1956 là 6.400 người, lồng ghép các chính sách khác 1.400 người. Lao động học nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 61,5%, nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ 38,5%.

Huy động nguồn lực để thực hiện đạt mục tiêu của Đề án. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề tối thiểu đạt 70%. Riêng năm 2014 tổng số LĐNT được học nghề: 17.900 người.

Trong đó số LĐNT được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 là 7.838 người, bao gồm các đối tượng: Lao động thuộc diện hộ gia đình CCCM : 433 người, lao động thuộc diện hộ nghèo: 266 người, lao động là đồng bào DTTS: 1.701 người, lao động là người khuyết tật : 62 người, lao động thuộc diện bị thu hồi đất sản xuất: 138 người; lao động thuộc hộ cận nghèo: 21 người; LĐNT khác: 5.217 người. 

Như vậy, số người được hỗ trợ học nghề từ Đề án 1956 trong năm 2014 bằng 121% so với kế hoạch năm, bằng 101% so với kết quả thực hiện năm 2013.

Tổng số LĐNT được hỗ trợ học nghề đã học xong: 7.838 người. Số LĐNT học nghề phi nông nghiệp: 5.547 người, số có việc làm sau học nghề: 5.266 người, trong đó doanh nghiệp tuyển dụng: 2.208 người, được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm: 118 người, số được nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm: 2443 người, số thành lập các tổ hợp tác, dịch vụ: 497 người.

Số LĐNT học nghề nông nghiệp là 2.291 người, số có việc làm sau học nghề: 1.994 người, trong đó, được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm: 90 người, số được nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm: 1844 người, số thành lập các tổ hợp tác, dịch vụ: 60 người. Số lao động này sau học nghề đã được nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức vào phát triển sản xuất, chăn nuôi, hạn chế rủi ro, nâng cao năng suất để tăng giá trị thu nhập/đơn vị sản xuất/chăn nuôi.

Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý theo chức danh, từng vị trí công việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, thực thi công vụ cho 6.000 lượt các CBCC xã, bình quân 1.200 người/năm. 

Sau 5 năm, tổng số LĐNT được học nghề là 74.648 người. Trong đó số LĐNT được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 là 31.712 người, bao gồm các đối tượng: Lao động thuộc diện hộ gia đình CCVCM: 1.174 người, lao động thuộc diện hộ nghèo: 4.105 người, Lao động là đồng bào DTTS: 5.567 người, lao động là người khuyết tật: 117 người, lao động thuộc diện bi thu hồi đất sản xuất: 403 người, lao động thuộc hộ cận nghèo:220 người, LĐNT khác: 20.126 người, số LĐNT được hỗ trợ học nghề từ chính sách của Đề án 1956 trong 5 năm (2010 - 2014) bằng 99% so với kế hoạch trong 5 năm và bằng 43% so với kế hoạch 11 năm thực hiện Đề án của tỉnh đã được phê duyệt. 

Số LĐNT học nghề nông nghiệp là 11.874 người, sau học nghề có việc làm: 10.047 người, trong đó, được doanh nghiệp tuyển dụng: 43 người, được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm: 155 người, số được nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm: 5178 người, số thành lập các tổ hợp tác, dịch vụ: 136 người, số được nâng cao tay nghề 4.885 người.

Số lao động này sau học nghề đã được nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức vào phát triển sản xuất, chăn nuôi, hạn chế rủi ro, nâng cao năng suất để tăng giá trị thu nhập/đơn vị sản xuất/chăn nuôi.

Hoàng Ngân

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh