THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 08:14

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

PGS, TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề

Gần 80% lao động nông thôn học nghề có việc làm

Sau hơn 6 năm thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn, cả nước đã tổ chức dạy nghề cho hơn 5 triệu lao động nông thôn. Riêng số được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án 1956 khoảng 3,2 triệu người. Trong đó có 42,7% nông dân học các nghề nông nghiệp, 57,3% học các nghề phi nông nghiệp. Cơ cấu nghề đã có sự chuyển biến tích cực. Số lượng lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần từ 51% năm 2010 lên 57,3% năm 2015. Tỷ lệ lao động nông thôn học nghề có việc làm đạt tỷ lệ bình quân 78,7%. Người nông dân sau khi học nghề đã bước đầu áp dụng được kiến thức, kỹ năng mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo. Ở nhiều địa phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; huy động được các nguồn lực của xã hội tham gia cho công tác đào tạo nghề và tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề; hỗ trợ và tạo điều kiện cho người sau học nghề để tổ chức sản xuất, kinh doanh. Kết quả công tác đào tạo nghề đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...

Giai đoạn 2016 - 2020, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được lồng ghép trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu của công tác đào tạo nghề nhằm phục vụ nhân lực cho xây dựng nông thôn mới, đồng thời  phục vụ nhân lực cho tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hiện đại, nhằm phát triển nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa; gắn đào tạo với phát triển  chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản.

 

Dạy nghề mây tre đan cho LĐNT ở xã Ea Knuêc, Krông Pak.

 

4 giải pháp cơ bản đào tạo nghề cho lao động nông thôn

 Mục tiêu cụ thể  của giai đoạn này là: Đào tạo nghề cho khoảng 5,5 triệu lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo chính sách của Đề án khoảng 3,2 triệu người. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1,1 triệu lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo chính sách của Đề án cho khoảng 640.000 người/1 năm. Sau đào tạo, có từ 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã (bình quân mỗi năm đào tạo, bồi dưỡng khoảng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã).Để thực hiện mục tiêu trên, đảm bảo nâng cao số lượng và hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo các mục tiêu trên, công tác đào tạo cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:Một là, căn cứ nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, yêu cầu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khả năng cân đối các nguồn kinh phí và trên cơ sở thực tế triển khai của giai đoạn 2010 - 2015, UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, phê duyệt điều chỉnh các chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 của địa phương, trong đó, xác định cụ thể chỉ tiêu, nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, lao động nữ hàng năm, 5 năm và kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo đối tượng, chính sách quy định.Hai là, chỉ đạo công tác đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, lao động nữ và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề trên địa bàn. Với các yêu cầu cụ thể như:- Rà soát lại danh mục nghề đào tạo để phê duyệt cho phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và giảm nghèo bền vững đi đối với làm tốt công tác định hướng, tư vấn nghề để người lao động lựa chọn nghề phù hợp. Thực hiện phương châm “chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề”.- Các cơ sở đào tạo cần xây dựng, phê duyệt chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo sát với thực tiễn; tổ chức dạy nghề thông qua nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp. Đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành nghề cần chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng mềm (về pháp luật lao động, an toàn lao động, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường,…); chú trọng việc nâng cao trình độ giáo viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề để đáp ứng sự thay đổi của công nghệ sản xuất.- Tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo các mô hình đã thí điểm có hiệu quả; đào tạo tại doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh, thôn, bản, xã; gắn đào tạo với liên kết sản xuất, hỗ trợ vốn sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới, trong đó: Đối với đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động tập trung tổ chức đào tạo theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp để doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng lao động hoặc tổ chức việc làm cho lao động nông thôn theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đối với đào tạo nghề nông nghiệp: Tập trung tổ chức đào tạo cho các đối tượng là nông dân nòng cốt tại địa phương, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, tập trung vào các đối tượng ưu tiên: Nông dân tham gia các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh, có hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Nông dân tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình giảm nghèo (Chương trình 135, 30a) và các chương trình, đề án khác. Lao động nông thôn làm kỹ thuật nông nghiệp, làm nghề yêu cầu có trình độ kỹ thuật.- Có những biện pháp để giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động được vay vốn sản xuất kinh doanh và tạo việc làm sau khi học nghề để phát huy hiệu quả dạy và học nghề. Chính phủ cần tăng thêm nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm từ ngân sách nhà nước; đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ chế phù hợp, tạo nguồn vốn để có thêm nguồn lực giải quyết nhu cầu vay vốn của lao động nông thôn sau khi học nghề.- Tiếp tục đẩy mạnh việc sáp nhập các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; Rà soát và thực hiện triệt để việc điều chuyển, khai thác, phát huy hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị dạy nghề giữa các trung tâm, các vùng.- Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo, đài của địa phương xây dựng chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, lao động nữ.Ba là, chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách của địa phương, thực hiện lồng ghép, huy động các nguồn lực từ các chương trình, dự án để cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương, thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho người khuyết tật và lao động nữ. Xây dựng, phê duyệt mức chi phí đào tạo đối với từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Ưu tiên thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề đối với người khuyết tật chiếm ít nhất 10% và lao động nữ chiếm ít nhất 50% trong tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề.Bốn là, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Đề án, gồm: Kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo các cấp, các cơ quan chức năng, đặc biệt là công tác giám sát của Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh về thực hiện đề án tại cấp xã.


PGS, TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh