THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 08:07

Đào tạo các ngành công nghệ - kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Khoa Quốc tế, ĐHQGHN đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác với Trường Cao đẳng Cơ điện HN thực hiện thí điểm đào tạo chương trình theo tiêu chuẩn Úc, Đức

Khoa Quốc tế, ĐHQGHN đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác với Trường Cao đẳng Cơ điện HN thực hiện thí điểm đào tạo chương trình theo tiêu chuẩn Úc, Đức

Trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực của các ngành công nghiệp trọng yếu và ngành kinh tế dịch vụ chiếm hơn 80% tổng nhu cầu nhân lực, trong đó các ngành kỹ thuật - công nghệ chiếm tỷ trọng lớn và nằm trong tốp có nhu cầu cao nhất. Đặc biệt, một số báo cáo còn điểm mặt một số ngành rất cụ thể có tăng trưởng nóng nhất về nhu cầu nhân sự liên quan đến các xu hướng công nghệ hàng đầu đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như: Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy, xử lý dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain, Robot… 

Thực tế với hơn 56 triệu lao động chiếm 57% dân số thì Việt Nam được đánh giá đang ở trong thời kỳ dân số vàng, dồi dào về số lượng lao động cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên về chất lượng nguồn nhân lực đang đối diện với nhiều thách thức. Sự thiếu hụt nhân lực công nghệ - kỹ thuật tại Việt Nam đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp công nghệ đã phải đóng cửa trong thời gian qua.

GS, TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, nhận thức rõ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực kỹ thuật - công nghệ chất lượng cao, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chủ trương thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng đã xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực kỹ thuật - công nghệ chất lượng cao.

Tại diễn đàn Phát triển doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam năm 2020, thông điệp “Make in Việt Nam” đã một lần nữa được khẳng định, Việt Nam sẽ không chọn làm đại công xưởng của thế giới, sẽ không phải thị trường 100 triệu người làm thuê, là gia công, là lắp ráp… mà Việt Nam sẽ vươn lên, để gia nhập nhóm người dẫn đầu. Để thực hiện đột phá chiến lược này, vai trò của giáo dục nói chung, trong đó, giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp nói riêng là vô cùng quan trọng. 

Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học của hai bên, Đại học Quốc gia Hà Nội với vai trò là đầu tàu trong hệ thống giáo dục Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH với vai trò quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đã cùng trao đổi, thảo luận và đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật - công nghệ; về thực hiện trách nhiệm quốc gia của hai bên với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN Nguyễn Đình Đức cho biết, hiện nay quy mô sinh viên đại học chính quy các ngành này tại ĐHQGHN chiếm 22%. Đặc thù đào tạo các ngành liên ngành, kỹ thuật - công nghệ tại ĐHQGHN là  điều phối nguồn nhân lực và cơ chế, chính sách; chương trình đa dạng, đa ngành, đa lĩnh vực, cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm dùng chung.Theo đó, các ngành kỹ thuật - công nghệ của ĐHQGHN bắt nhịp với xu thế mới, từ đó tăng nguồn lực cho sự phát triển của ĐHQGHN, đặc biệt trong bối cảnh tự chủ đại học; phù hợp với định hướng phát triển và yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới về nguồn lực chất lượng cao.

Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đã chia sẻ về định hướng hội nhập quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp, gồm: hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư; hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế; tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn, hiệp hội khu vực, quốc tế về giáo dục nghề nghiệp và các cuộc thi kỹ năng nghề; tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của VIệt Nam và nước ngoài; trao đổi giảng viên, chuyên gia quốc tế…Được biết, hiện nay mạng lưới cơ sở GDNN là 1.911 cơ sở với 1.142.820 học viên. 

Ông Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH cho bết thêm, Tổng cục đã thực hiện Đề án "Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế" giai đoạn 2012 - 2015 (Đề án 371), từ năm 2014 đến nay, Bộ LĐ-TB&XH đã thực hiện chuyển giao 34 bộ chương trình cấp độ quốc tế từ Úc và Đức (12 nghề từ Úc, 22 nghề từ Đức). Người học tốt nghiệp các chương trình đào tạo thí điểm ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp được quốc tế công nhận còn có năng lực tiếng Anh thấp nhất đạt trình độ B1 đến B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu, đủ điều kiện tham gia thị trường lao động trong khu vực ASEAN và quốc tế.

Đánh giá cao ý nghĩa của Hội thảo này, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng kỳ vọng đại diện lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học ĐHQGHN với vai trò là đầu tàu trong hệ thống giáo dục Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH với vai trò quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ cùng trao đổi, thảo luận và đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực kĩ thuật - công nghệ; về thực hiện trách nhiệm quốc gia của hai bên với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

Trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực của các ngành công nghiệp trọng yếu và ngành kinh tế dịch vụ chiếm hơn 80% tổng nhu cầu nhân lực, trong đó các ngành kỹ thuật - công nghệ chiếm tỷ trọng lớn và nằm trong tốp có nhu cầu cao nhất. Đặc biệt, một số báo cáo còn điểm mặt một số ngành rất cụ thể có tăng trưởng nóng nhất về nhu cầu nhân sự liên quan đến các xu hướng công nghệ hàng đầu đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như: Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy, xử lý dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain, Robot… 

Thực tế với hơn 56 triệu lao động chiếm 57% dân số thì Việt Nam được đánh giá đang ở trong thời kỳ dân số vàng, dồi dào về số lượng lao động cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên về chất lượng nguồn nhân lực đang đối diện với nhiều thách thức. Sự thiếu hụt nhân lực công nghệ - kỹ thuật tại Việt Nam đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp công nghệ đã phải đóng cửa trong thời gian qua.

GS, TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, nhận thức rõ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực kỹ thuật - công nghệ chất lượng cao, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chủ trương thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng đã xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực kỹ thuật - công nghệ chất lượng cao.

Tại diễn đàn Phát triển doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam năm 2020, thông điệp “Make in Việt Nam” đã một lần nữa được khẳng định, Việt Nam sẽ không chọn làm đại công xưởng của thế giới, sẽ không phải thị trường 100 triệu người làm thuê, là gia công, là lắp ráp… mà Việt Nam sẽ vươn lên, để gia nhập nhóm người dẫn đầu. Để thực hiện đột phá chiến lược này, vai trò của giáo dục nói chung, trong đó, giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp nói riêng là vô cùng quan trọng. 

Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học của hai bên, Đại học Quốc gia Hà Nội với vai trò là đầu tàu trong hệ thống giáo dục Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH với vai trò quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đã cùng trao đổi, thảo luận và đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật - công nghệ; về thực hiện trách nhiệm quốc gia của hai bên với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN Nguyễn Đình Đức cho biết, hiện nay quy mô sinh viên đại học chính quy các ngành này tại ĐHQGHN chiếm 22%. Đặc thù đào tạo các ngành liên ngành, kỹ thuật - công nghệ tại ĐHQGHN là  điều phối nguồn nhân lực và cơ chế, chính sách; chương trình đa dạng, đa ngành, đa lĩnh vực, cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm dùng chung.Theo đó, các ngành kỹ thuật - công nghệ của ĐHQGHN bắt nhịp với xu thế mới, từ đó tăng nguồn lực cho sự phát triển của ĐHQGHN, đặc biệt trong bối cảnh tự chủ đại học; phù hợp với định hướng phát triển và yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới về nguồn lực chất lượng cao.

Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đã chia sẻ về định hướng hội nhập quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp, gồm: hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư; hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế; tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn, hiệp hội khu vực, quốc tế về giáo dục nghề nghiệp và các cuộc thi kỹ năng nghề; tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của VIệt Nam và nước ngoài; trao đổi giảng viên, chuyên gia quốc tế…Được biết, hiện nay mạng lưới cơ sở GDNN là 1.911 cơ sở với 1.142.820 học viên. 

Ông Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH cho bết thêm, Tổng cục đã thực hiện Đề án "Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế" giai đoạn 2012 - 2015 (Đề án 371), từ năm 2014 đến nay, Bộ LĐ-TB&XH đã thực hiện chuyển giao 34 bộ chương trình cấp độ quốc tế từ Úc và Đức (12 nghề từ Úc, 22 nghề từ Đức). Người học tốt nghiệp các chương trình đào tạo thí điểm ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp được quốc tế công nhận còn có năng lực tiếng Anh thấp nhất đạt trình độ B1 đến B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu, đủ điều kiện tham gia thị trường lao động trong khu vực ASEAN và quốc tế.

Đánh giá cao ý nghĩa của Hội thảo này, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng kỳ vọng đại diện lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học ĐHQGHN với vai trò là đầu tàu trong hệ thống giáo dục Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH với vai trò quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ cùng trao đổi, thảo luận và đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực kĩ thuật - công nghệ; về thực hiện trách nhiệm quốc gia của hai bên với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

Văn Lý

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh