THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 12:09

TP.HCM phải chủ động giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

 

Tham dự và chỉ đạo khóa đào tạo, bồi dưỡng, về phía Tổng cục Dạy nghề có PGS.TS Cao Văn Sâm  -  Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, TS. Phạm Vũ Quốc Bình - Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề. Về phía Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc và đại diện của 82 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

 PGS.TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề phát biểu chỉ đạo 

Phát biểu chỉ đạo tại khóa đào tạo, bồi dưỡng PGS.TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng khẳng định trong thời điểm hiện nay, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đang nỗ lực đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, trong đó lĩnh vực đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có ý nghĩa, vai trò quan trọng cần được quan tâm, đầu tư triển khai thực hiện có hiệu quả.

Với quy mô, thực trạng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 484 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở có đăng ký dạy nghề, được đánh giá là đông đảo về số lượng nhưng chất lượng vẫn còn hạn chế. Do đó, để nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi Thành phố phải mạnh dạn, chủ động nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, với cơ chế thí điểm đặc thù trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

 Về phía Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cần tích cực, chủ động tham mưu cho Thành phố và chỉ đạo công tác chuyên môn về giáo dục nghề nghiệp, trong đó tập trung đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp, sáng tạo đảm bảo tính tự chủ cho cơ sở để kịp thời phát huy hiệu quả.

Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thứ nhất đề nghị chủ động, tăng cường cho công tác tuyển sinh, thứ hai đào tạo phải gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, tăng cường liên kết doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, đào tạo và tư vấn, bố trí việc làm cho người học.

Để thực hiện việc nâng cao chất lượng đào tạo, và giải quyết được các giải pháp trọng tâm thì đòi hỏi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải nhanh chóng nghiên cứu, triển khai công tác đảm bảo chất lượng theo mô hình quản trị năng lực mới theo mô hình quản lý chất lượng đã được thí điểm và thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng theo hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã được Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành và có hiệu lực vào ngày 24/7/2017.

  Ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP HCM phát biểu 

Khóa đào tạo, bồi dưỡng về công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 18 cho đến ngày 20/7/2017, các báo cáo viên của khóa đào tạo, bồi dưỡng đã chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm tổng quan về hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, bao gồm các nội dung: thứ nhất định hướng xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong trường cao đẳng, trường trung cấp, cách thức xây dựng, triển khai công tác này; thứ hai định hướng công tác kiểm định giáo dục nghề nghiệp, quy trình tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp, trong đó tập trung vào việc giới thiệu hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Sau khóa đào tạo, bồi dưỡng, các học viên đại diện cho 82 cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

VP TCDN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh