THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 12:04

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà: Dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất

 

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn


Tiếp đến, ngày 6/8/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc,  Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác BVTE với 675 điểm cầu trực tuyến và khoảng 18.000 đại biểu tham dự. Hội nghị đánh giá việc thực hiện trách nhiệm BVTE của các bộ, ngành, UBND các cấp và chỉ đạo, giao nhiệm vụ thực hiện các giải pháp, hoạt động cụ thể để phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Ngay sau Hội nghị, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

Việc thực hiện bảo đảm quyền trẻ em, tôi thấy có năm điểm đáng khích lệ.

Thứ nhất, ngành LĐ-TB&XH cùng các ngành, các cấp đã vào cuộc, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, nhất là tình trạng bạo lực, xâm hại xảy ra trong nhà trường, cơ sở giáo dục. Cộng đồng xã hội và chính bản thân các em đã có ý thức hơn trong việc chủ động lên tiếng để tự bảo vệ mình, kịp thời thông tin, thông báo, tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em tới các cơ quan chức năng, qua Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111.

Thứ hai, tình hình trẻ em bị tai nạn thương tích trong năm 2018 đã có giảm hơn so với các năm trước. Đây là kết quả của sự nỗ lực xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, đề án về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em.

Thứ ba, trẻ em  được tham gia nhiều hơn vào các vấn đề của chính các em, đặc biệt là trong quá trình xây dựng văn bản, chính sách, pháp luật có liên quan. Nhiều diễn đàn được các ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị, cơ sở giáo dục tổ chức để lắng nghe, tiếp thu, phản hồi và giải quyết các ý kiến, nguyện vọng chính đáng của trẻ em.

Thứ tư, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm xuống còn 12,4%, về cơ bản trẻ em được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ thăm khám, chữa bệnh, được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục, phát triển tài năng, vui chơi, giải trí.

Thứ năm, các cơ quan báo chí, trong đó có Báo Lao động và Xã hội đã luôn đồng hành cùng công tác trẻ em, chuyển tải những chủ trương, chính sách, pháp luật, tuyên truyền những tấm gương điển hình về thực hiện quyền trẻ em nhằm nâng cao nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với công tác này, đồng thời lên án các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Tuy nhiên, trong hơn 26 triệu trẻ em, hiện nay nước ta vẫn còn 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gần 2 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em còn diễn biến phức tạp, tính chất các vụ xâm hại ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Để từng bước khắc phục và giải quyết những tồn tại, khó khăn này, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với tinh thần trách niệm cao của các ban, ngành, đoàn thể, của đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp và các bậc cha mẹ, thầy cô trong chăm lo đầu tư đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Với thông điệp “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”, tôi tin tưởng mọi trẻ em đều được no ấm, được đến trường, được hàng ngày tiếp cận với sự đổi thay của thế giới, của đất nước và hy vọng một mùa xuân mới ấm áp, tươi vui hơn đang về với các em nhỏ trên mọi miền quê yêu dấu của đất nước chúng ta.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh