THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 04:40

Đắk Nông ưu tiên giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Quyết tâm thực hiện giảm nghèo theo kế hoạch

Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, ngành đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của công tác giảm nghèo bền vững trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội như: Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, các chính sách dạy nghề, khuyến nông, hỗ trợ về y tế, giáo dục, tiền điện… góp phần tạo việc làm, giảm nghèo và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo. Công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo đã được chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến cấp huyện, xã.

Các địa phương cơ bản đã thực hiện đúng quy trình rà soát theo quy định tại Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021 của Bộ LĐ-TB&XH. Triển khai thực hiện công tác giảm nghèo; phân công cơ quan, đơn vị, cá nhân kết nghĩa, giúp đỡ các địa phương trong việc giúp đỡ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Tập trung các chính sách hỗ trợ việc làm, phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế giúp hộ nghèo nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Đây là nhân tố quan trọng để thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, các chính sách còn được tập trung để hỗ trợ mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin...).

anh 1

Mô hình trồng nấm của gia đình ở xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Kết quả thực hiện chương trình khẳng định tính ưu việt của chính sách an sinh xã hội tại tỉnh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, địa bàn tỉnh Đắk Nông có 13.342 hộ nghèo, chiếm 7,97% tổng số hộ tỉnh. Hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 9.589 hộ, chiếm 20,11%; hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là 3.982 hộ, chiếm 24,56%. Phấn đấu cuối năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh từ 3% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 5% trở lên. Mục tiêu tổng quát là: Thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; tập trung nguồn lực hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo trong giai đoạn 2022 - 2025.

Tập trung nguồn lực hỗ trợ người nghèo

Để làm được điều đó, tỉnh tập trung thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trong năm 2023 trên địa bàn; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững. Tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, coi công tác giảm nghèo đa chiều là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của hệ thống chính trị và xã hội, qua đó tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Hiện, vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vẫn là nơi khó khăn nhất, kinh tế - xã hội chậm phát triển nhất. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ còn nhiều hạn chế; chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản chưa cao; nguồn nhân lực, thu nhập bình quân đầu người ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với mặt bằng chung của tỉnh vẫn còn ở mức thấp; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững. Bên cạnh đó, người nghèo chủ yếu lao động giản đơn trong sản xuất nông nghiệp, bị ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu và diễn biến dịch bệnh xảy ra ngày càng phức tạp.

Hộ nghèo huyện Đắk Glong được hỗ trợ vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất.

Hộ nghèo huyện Đắk Glong được hỗ trợ vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất.

Bởi vậy, việc thực hiện chính sách giảm nghèo của tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tỉnh tập trung thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; tập trung nguồn lực hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo trong giai đoạn 2022 - 2025, góp phần đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, đưa Đắk Nông “trở thành tỉnh trung bình khá vào năm 2025 và tỉnh phát triển khá vào năm 2030 của vùng Tây Nguyên”. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Ngân sách nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo động lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế và tăng cường các nguồn huy động, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia, đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng. Lồng ghép nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách giảm nghèo nói chung với các dự án, nội dung thuộc chương trình trên địa bàn tỉnh; ưu tiên tại các huyện nghèo. Áp dụng thống nhất các cơ chế, quy trình trong thực hiện các dự án, tiểu dự án của chương trình; ưu tiên lựa chọn các nội dung hỗ trợ có định mức cao hơn; đảm bảo nguyên tắc không trùng lặp giữa các hoạt động, nội dung hỗ trợ đầu tư của các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình trên cùng một địa bàn, cùng một đối tượng thụ hưởng.

Phát huy sức mạnh đoàn kết để thoái nghèo

Đắk Nông chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc ta đối với người nghèo. Khơi dậy ý chí tự lực tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo.

Để đạt được mục tiêu đưa Đắk Nông “trở thành tỉnh trung bình khá vào năm 2025 và tỉnh phát triển khá vào năm 2030 của vùng Tây Nguyên”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 219/KH-UBND, ngày 11/4/2023 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2023. Tỉnh quyết tâm thực hiện hiệu quả các tiểu dự án thành phần về giảm nghèo, trong đó nổi bật là: Tiểu dự án 1 về “Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo”; Dự án “Đa dạng hóa sinh kế nhân rộng mô hình giảm nghèo”; Dự án “Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cải thiện dinh dưỡng”; Dự án “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững”… Tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác giám sát, phân bổ nguồn vốn có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; chú trọng ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên với cách mạng; trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo…

 

Nguyễn Ngọc Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh