Đắk Lắk: Thực hiện tốt chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
- Dược liệu
- 20:22 - 22/06/2018
- Tăng cường hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho đối tượng bảo trợ xã hội
- Nâng cao năng lực hệ thống bảo trợ xã hội trong quản lý rủi ro thiên tai
- Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk: 40 năm hình thành phát triển
- Tết ấm tình thương ở Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội
- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cần đổi mới công tác vận động
Mô hình trồng mít của hộ dân
Chính sách giảm nghèo
Các chính sách, dự án về giảm nghèo như: hỗ trợ khuyến nông, lâm và phát triển thủy sản; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 33/QĐ/2015/QĐ-TTg; Chương trình 135; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; truyền thông; nâng cao năng lực đang được các ngành, các địa phương triển khai thực hiện. Hoạt động khuyến nông, lâm: Tập huấn nâng cao nâng lực 50 lớp, có khoảng 600 lượt người dân thuộc hộ nghèo tham gia; xây dựng mô hình trình diễn với 14 mô hình cho 305 hộ dân, trong đó có 58 hộ nghèo tham gia (chiếm khoảng 19%), hộ đồng bào dân tộc thiểu số có 196 hộ (chiếm khoảng 64,3%). Hoạt động phát triển thủy sản: Tổ chức 04 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, với 65 lượt người thuộc các hộ nghèo, cận nghèo tham gia; đã tiến hành thả cá bổ sung với 55.500 con các loại tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, sinh kế của người dân chủ yếu dựa vào hoạt động khai thác cá trên các thủy vực tự nhiên. Đã triển khai 73 lớp học nghề cho 2.481 người là lao động nông thôn nói chung và lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo nói riêng cho một số lớp gồm: chăn nuôi bò, chăn nuôi heo, trồng và chăm sóc cây tiêu, trồng và khai thác nấm, trồng và khai thác mủ cao su, may công nghiệp, xây dựng dân dụng, dệt thổ cẩm, sửa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật nấu ăn.
Ông Lê Trung Kiên (người mặc áo hồng, bên trái) thả cá xuống hồ Ea Súp hạ
Triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo chương trình 167 (giai đoạn 2), theo Đề án được duyệt năm 2016-2017 toàn tỉnh hỗ trợ cho 2.742/3.126 căn (xây mới: 2.600 căn, sửa chữa: 142 căn), đạt 87,7%. Tổng số vốn đã được giải ngân đến hộ gia đình để thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo năm 2016-2017 là: 101.408,419 triệu đồng, trong đó: Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội: 62.336 triệu đồng; ngân sách địa phương hỗ trợ làm nhà: 8.508 triệu đồng (bao gồm: ngân sách tỉnh: 6.441 triệu đồng, ngân sách huyện, thị xã, thành phố: 2.067 triệu đồng); vốn huy động tại địa phương từ quỹ “Ngày vì người nghèo" Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: 3.394 triệu đồng; vốn huy động từ cộng đồng, dòng họ và chính hộ gia đình được hỗ trợ: 27.170,419 triệu đồng.
Ngành Tư pháp đã cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho 919/1.190 vụ việc cho 919 lượt người nghèo bằng các hình thức tư vấn và tham gia tố tụng. Thực hiện 75 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại 27 xã, trong đó tập trung tại các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã biên giới thuộc 11 huyện trên địa bàn tỉnh với 3.492 người tham dự. Tại các đợt TGPL lưu động này đã thực hiện tư vấn trực tiếp 681 vụ việc cho 681 lượt người nghèo trong tổng số 948 vụ việc cho 948 lượt người.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Tổng Quỹ “Ngày vì người nghèo” toàn tỉnh là 20.063 triệu đồng (trong đó vận động trong năm là 3.748 triệu đồng), đã hỗ trợ cho hộ nghèo xây dựng 178 căn, sửa chữa 73 căn nhà Đại đoàn kết, trị giá 5.002 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng 1.891 căn nhà 167 giai đoạn 2, trị giá 3.394 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất cho 104 hộ nghèo, trị giá 1.483 triệu đồng; hỗ trợ khám chữa bệnh cho 98 người nghèo, trị giá 294 triệu đồng; hỗ trợ cho 64 học sinh nghèo, trị giá 64 triệu đồng; hỗ trợ quà thăm, tặng quà lễ, Tết cho 2.325 người nghèo, trị giá 860 triệu đồng; hỗ trợ làm đường cho cộng đồng người nghèo, trị giá 291 triệu đồng.
Mô hình tiểu dự án nuôi heo của hộ dân
Hội Nông dân tỉnh: Vận động các chi Hội, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được 2.111 triệu đồng, 44.450 cây giống, 1.842 con giống các loại, 290 tấn phân bón trị giá 762 triệu đồng, 3.460 ngày công và 2.906 giờ tưới để giúp đỡ cho 1.616 hộ nông dân nghèo, hướng dẫn cách sản xuất và phổ biến kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho 12.886 lượt hộ nghèo; sữa chửa và làm mới 32 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí đóng góp là 278 triệu đồng và 2.880 ngày công.
Hội Liên hiệp phụ nữ: hỗ trợ vốn vay khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho 476 phụ nữ nghèo và cận nghèo, 266 phụ nữ dân tộc thiểu số với tổng số vốn do Ngân hàng CSXH bố trí là 12.763 triệu đồng.
Đoàn thanh niên: đã tổ chức các phong trào, hoạt động hỗ trợ về lĩnh vực giảm nghèo, tiêu biểu trao hơn 800 suất học bổng, 200 xe đạp cho học sinh nghèo; xây mới 47 căn Nhà tình nghĩa; xây dựng 04 điểm trường mẫu giáo tại xã nghèo.
Mô hình giảm nghèo
Phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: kinh phí 785 triệu đồng; đã tổ chức 03 tập huấn kỹ thuật nuôi ghép cá rô phi làm chính trong ao, đồng thời triển khai giao cá cho 21 hộ dân với 90 lượt người trong đó có khoảng 50 lượt người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, khai thác thủy sản sông, hồ chứa cho 20 hộ trên địa bàn tỉnh.
Mô hình nuôi bò của hộ dân
Nguồn lợi thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, do bị khai thác kiểu tận diệt như đánh bắt bằng xung điện, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ khiến nhiều loài thủy sản suy giảm, có nguy cơ tuyệt chủng. Do vậy, việc thả cá là hoạt động thiết thực, góp phần bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, cải thiện môi trường, hệ sinh thái, tạo nên sự phong phú của các quần thể, đa dạng sinh học với nhiều giống loài quý hiếm, có giá trị kinh tế. Đắk Lắk là địa phương có nhiều hồ, đập lớn nên có nhiều thuận lợi để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản nên người dân cần nâng cao ý thức hơn nữa trong việc khai thác các nguồn thủy sản hợp lý, khai thác phải đi đôi với bảo tồn. Năm 2017, tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành thả 25.000 cá giống xuống hồ Lắk, đập buôn Triết (huyện Lắk), hồ thủy điện Sêrêpốk 3 (huyện Buôn Đôn).
Theo đó, triển khai mua bò giống cấp cho 20 hộ, mỗi hộ 01 con; tập huấn, hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ giống gà cho 03 hộ với quy mô 100 con/hộ. Nhân rộng mô hình giảm nghèo: Triển khai 04 mô hình giảm nghèo tại 04 xã, hỗ trợ cho 80 hộ, kinh phí 1.000 triệu đồng, gồm: Chăn nuôi bò cái sinh sản, chăn nuôi dê bách thảo, chăn nuôi gà ta lai chọi, nuôi heo thịt.
Dự án giảm nghèo Tây Nguyên tại thôn Ea Tê bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay, mô hình nuôi dê sinh sản đang phát triển tốt cả về chất lượng và số lượng, từ 40 con dê ban đầu đã hình thành đàn 150 con, nhiều con giống đang trong giai đoạn mang thai và sắp sinh thêm. Thụ hưởng từ chương trình giảm nghèo, đến cuối năm 2017, nhóm cải thiện sinh kế thôn Ea Tê đã giảm được 7 hộ nghèo. Không chỉ giúp các hộ dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, dự án còn giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Trong thời gian qua công tác giảm nghèo bền vững đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, chỉ đạo trở thành nhiệm vụ, mục tiêu ưu tiên, được cụ thể hóa thành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, kế hoạch của UBND các cấp và của từng đơn vị, Các chính sách về giảm nghèo đã được triển khai thực hiện đầy đủ, từ đó đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nguồn vốn cho vay của chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk đã đến được với từng hộ dân, ở những thôn, buôn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, cải thiện đời sống và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Bà H’ Bop bên mô hình nuôi dê
Ngoài những việc làm tồn tại thì còn có những hạn chế. Nguồn kinh phí được phân bổ chậm và còn ít nên một số chính sách thực hiện chưa kịp thời, như: đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên, liên tục; bên cạnh đó việc triển khai thực hiện chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, Do một số văn bản của Trung ương ban hành chưa kịp thời, làm ảnh hưởng đến việc phân bổ kinh phí và triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo.