Đắk Lắk: Cần xử lý việc ô nhiễm do nước thải của nhà máy và rừng bị tàn phá tại huyện EaKar
- Pháp luật
- 22:38 - 18/04/2019
- Phát hiện vụ phá rừng phòng hộ Sông Tranh
- Gia Lai: Khởi tố vụ doanh nghiệp phá rừng tự nhiên, để trồng rừng
- Đắk Lắk: Điều tra việc lợi dụng tận thu gỗ để phá rừng phòng hộ
- Đăk Lăk: Nhà máy chế biến tinh bột sắn xả thải làm ô nhiễm môi trường
- Giờ trái đất 2019: Nhiều thông điệp về môi trường đã được phát đi
Dòng sông bị ô nhiễm
Cá chết được vớt lên
Về việc xả thải ra môi trường của nhà máy tinh bột sắn Đắk Lắk
Nhiều hộ dân ở khu vực sông phía dưới nhà máy chế biến tinh bột sắn Đắk Lắk, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, cho biết nơi đây xuất hiện tình trạng cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước ngả màu đen, không khí bị bủa vây bởi mùi hôi thối nồng nặc. Tình trạng này bắt đầu xuất hiện vào ngày 1/3/2019, và có khả năng sẽ kéo dài “bởi đã vào mùa chế biến tinh bột sắn”.
Chúng tôi đã đến tận nơi và nhận thấy thực tế đúng như những gì người dân phản ảnh. Chỉ trong vài phút, người dân đã vớt lên được cả chục ký cá chết. Đó là hành vi xem thường sức khỏe con người, môi trường thiên nhiện và pháp luật. Cơ quan chức năng đã thành lập đoàn đi kiểm tra thực tế và kết luận: Nguyên nhân là do sự cố vỡ đập, khoảng hơn 6000m3 nước có bùn bẩn đã chảy ra sông. Từ đây có thể đã dẫn đến tình trạng cá và một số sinh vật sống dưới vùng nước bị ảnh hưởng chết hàng loạt. Nguyên nhân chính để xảy ra sự cố là nhà máy đưa vào hoạt động lại mà không kiểm tra các hồ, không kiểm tra các thiết bị kỹ thuật trong sản xuất nên xảy ra sự việc đáng tiếc. Sau khi sự cố xảy ra, nhà máy đã đắp lại chỗ bị vỡ của hồ số 3 nhưng mới là tạm thời, nên đoàn đề nghị lấp hồ số 5 đã cũ và chuyển cửa xả sang chỗ khác và hệ thống mới. Về việc khắc phục sự cố, cán bộ của doanh nghiệp cho biết là dùng máy bơm công suất lớn hút lại nước đã chảy ra sông ước lượng mỗi ngày hút lên bể chứa 5000 m3. Như vậy, 3 ngày hút nước bẩn lên và xả nước đã được xử lý xuống sông Krông Năng.
Việc xử lý triệt để, hiện vẫn đang trình lên cấp trên xem xét.
Hiện trường việc lợi dụng tận thu để khai thác gỗ rừng phòng hộ
Rừng của Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea Kar quản lý bị tàn phá nghiêm trọng
Từ năm 2017 đến nay, cả rừng tự nhiên và rừng trồng của Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea Kar tỉnh Đắk Lắk trên địa bàn các xã Cư Yang, Cư Ea Lang, Cư Bông, Cư Prông, Ea Ô và Ea Pal do Cty quản lý, bảo vệ đã bị "lâm tặc" chặt phá, khai thác trắng lấy đất trồng hoa màu, làm nhà ở.
Giữa tháng 3/2018, thôn 13, xã Cư Yang, huyện Ea Kar tại tiểu khu 702 thuộc lâm phần quản lý của Cty, lực lượng chức năng xã Cư Bông phát hiện bắt giữ 11,7 m3 gỗ do “lâm tặc” khai thác trái phép cùng hai xe độ chế phá rừng. Đến ngày 13/4/2018, phát hiện 16m3 gỗ các loại bị khai thác trái phép, tập kết rải rác tại xã Cư Bông. Thế nhưng ngay trong đêm 13/4 đã có 7,975m3 gỗ tang vật nói trên đã không còn tại hiện trường.
Ngày 22/8/2018, Công an huyện phát hiện rừng trồng của Cty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea Kar bị khai thác trái phép, bắt giữ hai xe tải chở 52m3 gỗ keo rừng trồng. Công an xác định số gỗ được vận chuyển ra từ khu vực rừng phòng hộ Cty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea Kar quản lý, phóng viên đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo công an huyện và được trả lời đang điều tra, chưa trả lời được với báo chí.
Sáng ngày 8/4/2019, Công an tỉnh lại phát hiện một điểm khai thác rừng tự nhiên quy mô lớn tại xã Cư Bông do Cty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea Kar quản lý. Nhưng ông Nguyễn Hồng Mạnh, Giám đốc Cty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea Kar cho rằng, để xảy ra tình trạng mất rừng trên địa bàn không phải do đơn vị buông lỏng quản lý, mà do nguồn nhân lực, vật lực thiếu thốn, cộng với cơ chế chính sách chưa phù hợp khiến việc quản lý bảo vệ rừng không đảm bảo.
Các vụ phá rừng của Cty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea Kar quản lý đều có cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, nhưng chưa thấy đối tượng nào bị xử lý theo quy định của pháp luật.