THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:52

Đắk Lắk cần quyết liệt hơn nữa trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ do dịch Covid-19

Ngày 28/10, Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với một số sở, ban, ngành của tỉnh Đắk Lắk về triển khai các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Cục trưởng Cục việc làm, Vũ Trọng Bình phát biểu tại buổi làm việc tại tỉnh Đắk Lắk

Cục trưởng Cục việc làm, Vũ Trọng Bình phát biểu tại buổi làm việc tại tỉnh Đắk Lắk

Theo đó, địa phương đã thực hiện chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đến ngày 18/7/2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã hoàn thành việc gửi thông báo và thực hiện xong chính sách hỗ trợ giảm mức đóng bằng 0% (từ tháng 7/2021 đến 6/2022) vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh: Số người sử dụng lao động được hỗ trợ 2.973, tương ứng với 43.954 người lao động. Số tiền được hỗ trợ (tạm tính) 13.164.639.396 đồng.

Đối với hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất, số người sử dụng lao động được hỗ trợ 6; số người lao động được hỗ trợ 201. Số tiền được hỗ trợ tạm dừng đóng 911.462.508 đồng hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản gửi các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động để thực hiện hỗ trợ kịp thời.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội đã xác nhận danh sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương (Mẫu số 05) cho 230 đơn vị với 2.721 lao động: Phê duyệt 357 người, số tiền 1.469.805.000 đồng, chiếm khoảng 6,5% số dự kiến (5.500 người); Chi trả cho 173 người, số tiền 707.020.000 đồng, tỷ lệ chi trả đạt 48,1%.

Với người lao động ngừng việc, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã xác nhận Danh sách lao động ngừng việc (Mẫu số 06) cho 44 đơn vị với 410 lao động: Phê duyệt 3 người, số tiền 3.000.000 đồng; chiếm 0,6% số dự kiến (500 người); Chi trả 2 người, số tiền: 2.000.000 đồng; tỉ lệ chi trả 66,7%. Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Phê duyệt 4 người, số tiền 17.840.000 đồng, chiếm 4% số dự kiến (100 người); Chi trả 4 người; tỉ lệ chi trả 100%.

Hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly yế, hiện toàn tỉnh có trên 27.000 đối tượng được hỗ trợ với kinh phí tạm tính là 31 tỷ đồng. Đối tượng được phê duyệt theo trình tự, thủ tục của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch, viên chức hoạt động nghệ thuật: Phê duyệt 31 người, số tiền 115.010.000 đồng; Chi trả 31 người, tỉ lệ chi trả 100%. Người lao động là hướng dẫn viên du lịch được phê duyệt 60 người, số tiền 222.600.000 đồng, chiếm 54,5% so với số dự kiến (110 người); Chi trả 60 người, tỉ lệ chi trả 100%.

 Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk bà H’Yim H’KđóhPhát biểu tại buổi làm việc

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk bà H’Yim H’KđóhPhát biểu tại buổi làm việc

Chính sách cho vay vốn, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã xác nhận danh sách người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục người việc, trả lương hồi sản xuất (Mẫu số 13a, 13b, 13c) cho 14 đơn vị với 391 lao động. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã chủ động rà soát được 1.858/2.689 doanh nghiệp, công ty có người lao động tham gia đóng BHXH trên toàn tỉnh.

Đến thời điểm hiện tại, Chi nhánh đã tiếp nhận, phê duyệt và giải ngân cho 8 đơn vị có đủ điều kiện vay vốn với số tiền 1.732.129.700 đồng để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho 562 lượt lao động (trong đó: 6 đơn vị vay vốn trả lương ngừng việc số tiền 1.333.029.700 đồng cho 432 lượt lao động và 2 đơn vị vay vốn trả lương phục hồi sản xuất cho người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải số tiền 399.100.000 đồng cho 130 lượt lao động).

Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động: Phê duyệt 9.421 người, số tiền 11.007.250.000 đồng, chiếm 47,1% số dự kiến (20.000 người); Chi trả 3.045 người, số tiền 3.848.650.000 đồng, tỉ lệ chi trả 35%.

Chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ đối với người sử dụng lao động, đến ngày 5/10/2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã gửi thông báo và thực hiện giảm 1% mức đóng BHTN cho 2.886 đơn vị, với 48.950 lao động, tương ứng số tiền tạm tính (12 tháng từ tháng 10/2021 đến 9/2022) giảm là 29,8 tỉ đồng, đạt 100%.

Đối với người lao động, bao gồm cả người lao động đang nghỉ không lương, thai sản, tạm hoãn hợp đồng lao động; người lao động đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/01/2020 đến hết 30/9/2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, đã nhận được hồ sơ của 2.009 đơn vị đề nghị hỗ trợ cho 37.088 lao động đang tham gia BHTN, đã giải quyết chi cho 28.922 người; nhận được 4.059 hồ sơ của người lao động đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến hết 30/9/2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, đã giải quyết chi cho 3.476 người.

Tổng số tiền đã chi cho người lao động đang tham gia BHTN và người lao động đã dừng tham gia BHTN là 32.398 người với số tiền 79,7 tỉ đồng.

Lãnh đạo sở Lao động - Thương binh và xã hội Đắk Lắk báo cáo với đoàn công tác

Lãnh đạo sở Lao động - Thương binh và xã hội Đắk Lắk báo cáo với đoàn công tác

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Bà H’Yim H’Kđóh cho biết Vẫn còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách, chúng tôi đang tập trung khắc phục những hạn chế này, để hoàn thiện sớm nhất số tiền hỗ trợ đến với người được thụ hưởng.

Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình nhận xét: Các cấp, ngành tại tỉnh Đắk Lắk chưa tuyên truyền sâu rộng đến từng đối tượng, nặng về văn bản qua trao đổi từ các cơ sở đến ban ngành; nắm bắt đánh giá tình hình thực tế đối tượng được thụ hưởng chính sách còn yếu, việc cập nhật đối tượng không nắm bắt thường xuyên còn nhiều lúng túng; một số chính sách còn thiếu sự kết hợp giữa các đơn vị và cơ quan chức năng.

Vai trò của cấp chính quyền (xã, phường, huyện, thị xã, thành phố) chưa thực hiện đúng vai trò của mình. Nhìn chung, việc thực hiện chính sách chậm, một số chính sách chưa chủ động.

Cục trưởng đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cần quyết liệt hơn nữa, tăng cường nắm bắt khảo sát đối thoại với người được thụ hưởng, cần sáng tạo hơn nữa.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh