Đắk Lắk, bệnh nhân thứ 2 mắc viêm não Nhật Bản
- Y học 360
- 15:18 - 25/06/2023
- Viêm não Nhật Bản - bệnh nguy hiểm
- Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản là nỗi “ám ảnh” của cả người dân và nhân viên y tế
- Cẩn trọng: Trẻ sốt, đau đầu, vào viện được chẩn đoán viêm não
- Viêm não Nhật Bản: Muỗi là tác nhân lây truyền
- Đồng Nai: Sau khi tiêm vaccine viêm não Nhật Bản, bé gái 1 tuổi tử vong
Trước đó, bé N.X. N. bắt đầu sốt vào ngày 16/6, Ba ngày sau, trẻ nôn ói ra nước, được người nhà đưa đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pắk, đến ngày 20/6, tình trạng của bé N. tiến triển nặng, phải chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị.
Tại Bệnh viện Đa Khoa vùng Tây Nguyên, bệnh nhi được chẩn đoán co giật chưa rõ nguyên nhân, theo dõi viêm não màng não, theo dõi nhiễm trùng huyết, đã xử trí dịch truyền và các thuốc hỗ trợ khác.
Ngày 23/6, kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên xác định bệnh nhi dương tính với virus viêm não Nhật Bản. Đến nay, trẻ vẫn đang được tích cực chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Trước đó, tại Đắk Lắk ghi nhận trường hợp mắc viêm não Nhật Bản đầu tiên ở bệnh nhi L.T.B.T. (nam, 11 tuổi), thị xã Buôn Hồ. Do tình trạng nặng, bé T. được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. HCM) để điều trị với chẩn đoán viêm não màng não, nhiễm trùng huyết, xuất huyết tiêu hóa. Trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản vào ngày 19/6.
Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây tổn thương ở não và hệ thần kinh trung ương. Bệnh lây truyền từ súc vật (như heo, chim) mang virus sang người qua muỗi đốt có tên là Culex. Ở Việt Nam, viêm não Nhật Bản thường xảy ra cao điểm trong mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và người lớn. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm để lại di chứng nặng nề và vĩnh viễn, gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
“Hiện nay, viêm não Nhật Bản chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ tiêm vắc xin từ sớm ngay từ 9 tháng tuổi. Ngoài ra, giữ môi trường sống thông thoáng, diệt lăng quăng và muỗi cũng giúp ngừa bệnh hiệu quả”. BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC khuyến cáo.