CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:14

Cuộc sống ấu thơ khốn khó của Đàm Vĩnh Hưng

Tôi là con bà hai

Mr Đàm từng chia sẻ: ‘Gia đình tôi xưa giàu lắm, ba tôi là công chức, mọi người thường gọi ông là ông Hai cảnh sát, ngoài ra ông còn là một giáo viên dạy từ thiện cho những người nghèo. Ít người biết trước mẹ tôi, ông có còn có bà cả là một vũ sư. 

Chính bà nội chọn bà cả cho ba tôi. Bà cả là người tài sắc vẹn toàn, biết nấu ăn, cắm hoa, lại lại gái Bắc nên rất biết lễ nghĩa và quan trọng là bà rất đẹp. 

Đám cưới của hai người to lắm, bởi trai tài gái sắc, lại là người có chức quyền nên rất được làng xóm quan tâm. Nhưng trời chẳng cho ai tất cả bao giờ, hai người sống với nhau vài năm mà không có con. Ba còn xin một người con của cô ba về nuôi để ‘mở cửa’ nhưng cũng không được. Vì thế mà hạnh phúc cùng chẳng trọn vẹn.

Một lần đi ngang qua trường học nữ sinh, ba đã phải lòng mẹ tôi. Hai người đem lòng thương và đến với nhau mà không có đám cưới. 

Lấy nhau về, dường như hợp số nên hai người làm ăn phát đạt lắm. Sinh tôi ra, đến ngày sinh nhật tôi, vàng được tặng từng chén từng chén khắp mặt bàn. Ngày xưa nhà tôi đã có đầy đủ các vật dụng trong nhà như tủ lạnh, máy hát, cuộc sống chẳng thiếu thứ gì, đến nỗi tiền xếp lớp từng tập phủ kín dưới đệm giường.'


Tố chất ngôi sao

Nhà có điều kiện nhưng ba mẹ Đàm Vĩnh Hưng lại cất căn nhà ở khu Tân Bình, trước đây chỉ có đồng lúa, vườn rau, nghĩa địa, rơm rạ phủ vàng con đường đất của vùng ngoại ô này. 

Anh sống giữa bầy trẻ con trong xóm, những trò chơi trẻ thơ đồng quê đều được anh và các bạn chơi ngày qua ngày.

Để nói về đam mê ca hát, Đàm Vĩnh Hưng cho rằng ngày bé anh đã thích múa hát, nhưng chỉ là sự thích thú của đứa trẻ con khi nghe những bản nhạc của ba mẹ còn để nói là đam mê thì anh cũng không chắc. 

‘Hồi đó tôi cũng có sân khấu chứ, đó chính là chiếc giường mà màn sân khấu chính là chiếc mùng có cửa vén sang hai bên. Cho đến giờ, có thể nói sở thích đeo khăn tôi được thừa hưởng từ ba, và tôi chẳng thể nào quên được chiếc khăn màu hồng của ông mà tôi rất thích. 

Quàng chiếc khăn hồng, micro là chiếc chày đâm tiêu, khăn tắm buộc lên làm áo choàng, khán giả là hàng xóm, bu đông bu đỏ xem tôi làm đủ trò trên sân khấu tuổi thơ của riêng mình.'


Cứ trước giờ vào học, mỗi lớp phải biểu diễn một tiết mục văn nghệ trước trường. Tôi biểu diễn Mặt trời bé con và trở thành ‘ngôi sao’ của trường. Đến nỗi đi đến đâu anh chị lớp trên cũng gọi là Mặt trời bé con, đi lên lớp cũng phải qua lớp tôi để ngó tôi rồi mới lên lớp được. 

Cứ mỗi tiết học Văn đến, cô Bích Vân của tôi chỉ dạy hơn nửa tiết, thời gian còn lại cô dẫn tôi qua các lớp khác biểu diễn văn nghệ.’


 

Bán nhà, ba mẹ bỏ nhau

'Thời gian này, kinh tế gia đình tôi xuống dốc không phanh. Ông trời có cho ai mãi cái gì được đâu, chẳng phải lỗi của ba mẹ, mà do số trời đã định rồi. 

Một ngày tôi về nhà, mẹ ôm tôi và cứ khóc mãi không thôi. Linh tính của một thằng con trai được sống trong sự đầy đủ mặc dù không ý thức hết được vấn đề, nhưng cũng đủ hiểu gia đình đang có chuyện. 

Tôi khi ấy không biết tường tận mọi chuyện, nhưng đủ hiểu ba mình là người rất đào hoa. Ông có dòng máu lai Pháp và Tàu nên lúc nào nhìn cũng rất phong độ, đàn bà theo ông không ngớt, họ còn đến tận nhà buông lời tán tỉnh ba tôi. 

Và chuyện gì đến cũng sẽ phải đến, tình yêu của mẹ không giữ nổi bước chân của ông nữa, gia đình tôi lâm vào cảnh ly tán, tôi cũng chẳng còn thiết tha hát hò’.


Kỷ niệm té lầu 

‘Lớp 11 tôi học chung với Quốc Hùng, tác giả ca khúc ‘Trống vắng’ nổi tiếng sau này. Sau lớp tôi còn có Đức Trí học dưới tôi một khoá. 

 

Trí và Hùng là những cây văn nghệ của trường, họ dàn dựng những tiết mục văn nghệ cho mỗi sáng thứ hai, và cái duyên của tôi lại đến, tôi lại trở thành điểm sáng trong những chương trình văn nghệ của trường.

Cái máu điên trong tôi vẫn không thể dập tắt mà trái lại, nó càng bùng nổ hơn theo thời gian. Tôi liên tục tổ chức cúp cua, cứ đến những tiết học mình cảm thấy không hứng thú, tôi lại rủ rê bạn bè bỏ học đi chơi. 

Không hiểu sao thời đó tôi ngông lắm. Tôi còn mua oxi già về để tẩy tóc vàng chạt cả đầu, từ đó có biệt danh là ‘Hưng lai’. 

Cái sự ‘điên’ trong người tôi như thế, càng lớn lại càng ‘điên’, trách sao mà bây giờ tôi lại được coi là người nhiều ‘chiêu trò’ nhất showbiz này.

Khó khăn vài ba năm, gia đình Đàm Vĩnh Hưng lại khấm khá trở lại bởi mẹ anh là người phụ nữ biết vun vén, chăm lo cho hai đứa con của mình. 

Thương các con, bà mua sắm đầy đủ mọi trang thiết bị trong nhà và cho chúng có được cuộc sống đủ đầy nhất để bù lại những tháng ngày khó khăn: ‘Nhà tôi bắt đầu khấm khá trở lại, mẹ đã sắm đầy đủ vật dụng cần thiết và chiều anh em tôi như công chúa hoàng tử. 

Thích máy nghe nhạc là mẹ mua cho ngay chiếc đài cát sét, thích ăn nho khô là trong nhà lúc nào cũng sẵn, thích đi chiếc xe barbetta là mẹ lại ngay lập tức mua cho một chiếc. 

Có chiếc barbetta thời đó là sang lắm, chỉ thích chạy vòng vòng ngoài đường, để hai chân lên gọn gàng và lượn lách khắp phố phường. 

Xe của tôi cũng khác người, lắp cái này, ráp cái kia cho nó không còn hình dáng nguyên  bản mới thôi. Chẳng hiểu những sáng tạo đó ở đâu ra mà tôi có thể trình diễn hết ngày này qua ngày khác như thế. 

Và đỉnh điểm phải là lần tôi bao nguyên hồ bơi để cho bạn bè của mình vui chơi thoả thích. Cái sự ‘điên’ trong người tôi như thế, càng lớn lại càng ‘điên’, trách sao mà bây giờ tôi lại được coi là người nhiều ‘chiêu trò’ nhất showbiz này.’

Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà gia đình Đàm Vĩnh Hưng liên tục gặp vận hạn. Kinh tế cứ nổi lên lại chìm xuống, nhưng thể số phận đang cố tình thử sức đôi vai gầy gỏ mỏng mảnh của mẹ anh xem có thể chịu đựng được đến đâu.

Cực chẳng đã, khi nhà cửa đất đai phải bán hết trừ nợ, của nả trong nhà cứ lần lượt đội nón ra đi, chẳng còn đường nào thoát thân, ba mẹ con Đàm Vĩnh Hưng lâm vào cảnh ly tán.


Trở thành anh thợ cắt tóc

‘Không được ở với mẹ, tôi và em gái về với ông bà ngoại. Ông bà thương anh em tôi lắm, để các cháu kiếm sống được, ông bà cho hai đứa tự chọn nghề để học, sau đấy sẽ ra làm ăn tự bảo ban nuôi sống nhau. 

Trước đó tôi cũng có đi hát đám cưới ở nơi này nơi khác, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ hát sẽ là nghề để tôi nuôi sống chính bản thân và gia đình. Tôi quyết định chọn nghề tóc còn em gái chọn nghề may. 

Tích góp mãi, tôi mới dám mua chiếc xe đạp màu tím. Chiếc xe đó có vứt ngoài đường cũng không ai thèm lấy, nhưng tôi quý nó lắm bởi tôi mua nó bằng đồng tiền tự tay mình làm ra, còn gọi nó là chiếc Dream II của riêng mình nữa. 

Giờ nghỉ trưa, khi học viên và thầy đi nghỉ trưa hết thì mình tôi ở lại, cố gắng vớt vát những vị khách chỉ thích đến tiệm những lúc vắng vẻ, nhờ đó mà tôi lên tay rất nhanh, và sau 5 tháng tôi đã thực sự vững nghề. 

Sau đó, tôi quyết định ra mở cửa hàng riêng với hai người bạn bằng số vốn vay được từ ngoại. Và như thế, anh thợ cắt tóc Huỳnh Minh Hưng đã xuất hiện’.

Năm 1991, Đài truyền hình Thành phố bắt đầu tổ chức cuộc thi Tiếng hát Truyền hình. Cũng như bao ca sĩ trẻ thời đó, Đàm Vĩnh Hưng hăng hái đăng kí với hi vọng đem về cho mình một giải thưởng nào đó. 

Năm ấy có cả những ca sĩ như Như Quỳnh, Châu Tuấn tham dự. Việc có quá nhiều tên tuổi như thế khiến Ban tổ chức phải nâng giải thưởng lên thành một giải đặc biệt và hai giải nhất. 

Cũng dễ hiểu tại sao Đàm Vĩnh Hưng lại không mang về cho mình được một danh hiệu nào: ‘Tôi dự thi với ca khúc Cô bé u sầu. 

Năm sau và năm sau nữa, anh vẫn quyết tâm đi thi, với hy vọng may mắn sẽ mỉm cười với mình. Nhưng rồi, Đàm Vĩnh Hưng cũng chỉ trở về tay trắng trong hết cuộc thi này đến cuộc thi khác.

Thanh Lam như vị thánh


‘Hồi đó tôi mê Thanh Lam lắm. Ăn Thanh Lam, ngủ Thanh Lam, làm việc cũng Thanh Lam, đến nỗi nửa đêm giật mình tỉnh dậy cũng thấy mình đang hát nhạc Thanh Lam.

 Trong máu tôi như có hình ảnh của cô ấy vậy. Mỗi lần nghe chị Lam hát trên tivi, chị có gì là ngày mai tôi có thứ đó: nón, áo choàng, đôi giày…, tất cả tôi đểu phải lùng bằng được mặc dù đem về rồi cũng chẳng biết có mặc được không, mặc đi đâu và làm gì.

  Chỉ cần sở hữu một món đồ giống chị là tôi đã vui cả ngày rồi. Riêng chiếc khuyên mũi của chị là tôi không dám xỏ. Nhưng cũng nào chịu từ bỏ, ngay lập tức tôi mua hạt nhựa về dán vào, và ra chiều tâm đắc lắm.

 Chính chị Lam đã nuôi dưỡng đam mê, sở thích ca hát để tôi cứ thế tham dự hết cuộc thi này đến giải thưởng khác.

 Lúc đó cũng chẳng đặt nặng vấn đề giải thưởng nữa, mà chỉ đơn giản là được đứng lên sân khấu và hát cho mọi người nghe mà thôi.’

Giải thưởng đầu tiên trong đời

Mãi đến năm 1997, Đàm Vĩnh Hưng mới có giải thưởng đầu tiên cho riêng mình: ‘Thời gian đó, cứ ở đâu có cuộc thi là tôi lại lao đến, không phải ham hố giải thưởng hay gì, mà đơn giản tôi chỉ muốn được đứng trên sân khấu, được hát cho mọi người nghe sau những giờ miệt mài ở tiệm cắt tóc.

Rất nhiều ca sỹ thời đó cũng như tôi như Mỹ Tâm, Quốc Đại, Nhất Thiên Bảo… Mọi người thi thố nhiều đến nỗi mà đi đâu cũng gặp từng đó người. Mà đã thi thì Mỹ Tâm bao giờ cũng được giải nhất, từ hết trung tâm này đến công viên kia. 

Mãi đến năm 1997, khi tôi tham gia thi ở Đầm Sen, tôi mới được giải thưởng đầu tiên trong đời mình, đó là giải khuyến khích, mà cũng là thí sinh cuối cùng được gọi lên nhận giải. Thế mới biết đời tôi không có duyên với những giải thưởng được.

Có cửa tiệm cắt tóc của riêng mình, có những sân khấu tuy nhỏ thôi nhưng được đứng trên đó để cất lên tiếng hát của mình, những khó khăn ngày ấy đã tạo nên Mr Đàm của ngày hôm nay.



CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh