THỨ TƯ, NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2024 07:12

Công tác truyền thông là nhiệm vụ quan trọng của GDNN

 

Tổng Cục trưởng Tổng Cục GDNN Nguyễn Hồng Minh phát biểu tại Hội nghị về triển khai công tác truyền thông GDNN 2019

Theo báo cáo của Tổng cục GDNN trong năm 2018, Tổng Cục GDNN đã phối hợp thường xuyên, hiệu quả với khoảng 40 cơ quan báo chí trung ương và địa phương để kịp thời truyền tải, phản ánh các thông tin, hoạt động trong lĩnh vực GDNN; xây dựng, công bố ứng dụng “Chọn nghề, chọn trường” trên điện thoại di động với việc cập nhật toàn bộ danh mục nghề đào tạo các cấp trình độ, ứng dụng thường xuyên có khoảng 10 nghìn người truy cập; tổ chức 3 ngày hội và 14 chương trình "Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2018" tại 17 tỉnh, thành phố; biên soạn cuốn sách "Những điều cần biết về tuyển sinh trung cấp, cao đẳng năm 2018" và ấn phẩm "GDNN vì một tương lai bền vững"; triển khai các hoạt động truyền thông, hướng dẫn tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp; chỉ đạo thực hiện các chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng; tổ chức các diễn đàn, hoạt động tôn vinh Nông dân sản xuất giỏi; Người thợ trẻ giỏi; Chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiêu biểu của người khuyết tật và kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam...; tập huấn về nghiệp vụ báo chí cho các cán bộ làm công tác truyền thông tại cơ sở GDNN. Phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức các sự kiện truyền thông cho GDNN: triển lãm ảnh về GDNN với tổ chức hợp tác quốc tế (GIZ); Giao lưu đại sứ nghề Australia (Đại sứ quán Úc); Cuộc thi ảnh, Video Clip, thiết kế Website... về giáo dục nghề nghiệp (Hội đồng Anh); Hội thảo về truyền thông GDNN do các Tổ chức quốc tế tổ chức...

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hồng Minh Tổng Cục trưởng tổng cục GDNN, Công tác tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp đã được quan tâm, đóng góp tích cực trong việc hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp, công tác tuyển sinh, phân luồng định hướng được dư luận trong các vấn đề, kịp thời giải đáp thắc mắc của độc giả, đã có sự tương tác giữa độc giả và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Công tác thông tin tuyên truyền đã có chuyển biến ở cả Trung ương, địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; số lượng, tần suất, chất lượng các bài viết về giáo dục nghề nghiệp không ngừng tăng; nội dung đã định hướng, phản ánh được chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước trong giáo dục nghề nghiệp; nhiều mô hình, điển hình, kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp được đăng tải, phổ biến; định hướng được dư luận. Chủ động kết nối với báo chí để cung cấp thông tin, thực hiện các tuyến bài, chuyên trang, chuyên đề, phóng sự chuyên sâu về giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước văn bản hướng dẫn thực thi chính sách giáo dục nghề nghiệp đến với người dân còn chậm, độ bao phủ chưa cao, đặc biệt đối với vùng nông thôn, vùng xa. Thời lượng các chương trình thông tin, tuyên truyền, quảng bá về các chế độ, chính sách, kết quả hoạt động của giáo dục nghề nghiệp trên sóng truyền hình (nhất là truyền hình quốc gia) chưa nhiều và thường xuyên.Truyền thông chưa tác động mạnh mẽ tới đối tượng người học, gia đình và người sử dụng lao động.Chưa chú trọng khai thác truyền thông trong việc đánh giá tích cực GDNN từ doanh nghiệp, từ khu vực kinh tế và từ học sinh đối tượng chuẩn bị vào đại học và GDNN.Công tác truyền thông của các cơ sở GDNN chưa đủ mạnh.Các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa thật sự coi trọng công tác truyền thông; chưa có chiến lược cho công tác truyền thông; chưa có sự vào cuộc đồng bộ, phân rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chưa ưu tiên nguồn lực cho công tác truyền thông quảng bá hình ảnh.

 

Quang cảnh hội nghị

Theo Tổng cục GDNN, trong năm 2019, công tác truyền thông là 1 trong nhiệm vụ quan trọng của GDNN. Trong đó nâng cao nhận thức người dân, xã hội, doanh nghiệp và quảng bá hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp; Tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) vào giáo dục nghề nghiệp; Hỗ trợ công tác tuyển sinh - hướng nghiệp, lập nghiệp, khởi nghiệp. Thu hút sự quan tâm của người dân, xã hội, doanh nghiệp góp phần mở rộng quy mô, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp. Công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp được tổ chức rộng rãi, bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng nội dung và đối tượng, đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông, trong đó chú trọng tới các ấn phẩm, Video Clip … giới thiệu về nghề, quảng bá hình ảnh nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp; truyền thông bám sát nội dung, yêu cầu chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động truyền thông; đổi mới hình thức, áp dụng mô hình truyền thông mới, có hiệu quả trong thực tiễn; hướng công tác truyền thông đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trên địa bàn cơ sở đang hoạt động, tập trung chú trọng đến các bậc phụ huynh học sinh và các em học sinh THCS, THPT.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục GDNN, ước cả năm 2018 tuyển sinh cho 2.210 nghìn người (đạt 100,5% kế hoạch), trong đó: trình độ CĐ và TC là 545 nghìn người, SC và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1.665 nghìn người. Hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 800 nghìn lao động nông thôn học nghề theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg, trong đó hỗ trợ khoảng 19.800 người khuyết tật. Năm 2018, ước số học sinh, sinh viên tốt nghiệp theo các trình độ đào tạo trong lĩnh vực GDNN là: 2.100 nghìn người (đạt kế hoạch), trong đó: Cao đẳng và trung cấp: 440 nghìn người; SC và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác: 1.660 nghìn người.

PHƯƠNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh