THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:51

Công chức cấp xã: “Trăm dâu đổ đầu tằm”

Khổ như cán bộ cơ sở

Chia sẻ công việc của mình, chị Nguyễn Thị Thu Phương, công chức xã phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH xã Hoằng Hoa, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) cho biết: Ngày nào cũng đối diện với khối công việc ngổn ngang, có khi đang làm công việc này lại phải bỏ dở đi làm công việc khác để kịp báo cáo. “Có khi một ngày nhận được 3-4 văn bản từ phòng gửi xuống, yêu cầu phải báo cáo nhanh. Vậy là lại ba chân bốn cẳng xuống cơ sở gặp cán bộ thôn đề nghị thống kê gấp. Những lúc như vậy ước gì xã có thêm một biên chế phụ trách lĩnh vực như mình để chia sẻ công việc”, chị Phương chia sẻ.

Công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH có vị trí quan trọng, là lực lượng gần dân nhất nhưng đang chịu nhiều thiệt thòi

Không chỉ vậy, chính sách thuộc một số lĩnh vực luôn có sự điều chỉnh liên tục, như lĩnh vực bảo hiểm, đòi hỏi phải nắm bắt, cập nhật thường xueyen mới có thể làm đúng, nhưng “việc thì luôn ngập đầu, với lại ở cấp xã, với lại ở cấp xã, mỗi xã mới được trang bị một hai máy vi tính thì làm sao cấp nhật văn bản, chính sách mới. Làm theo kinh nghiệm là chính, khó đâu thì điện thoại hỏi cán bộ phòng hoặc cán bộ xã bạn”, một công chức xã thật thà.

Bên cạnh những khó khăn trên, trình độ dân trí của nhân dân cũng là một cản trở đối với sự phát triển của công việc, ví dụ như việc cấp thẻ BHYT, “Khi phát thẻ  BHYT cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, cán bộ đã đề nghị bà con kiểm tra kỹ thông tin kỹ thông tin trên thẻ, nếu sai thì báo luôn để còn tập hợp, gửi lại cơ quan bảo hiểm để sửa ngay. Thế nhưng, dân thường không kiểm tra ngay. Chỉ khi nào đến bệnh viện, bên bảo hiểm phát hiện ra sai mới chạy về xã yêu cầu sửa. Lúc này lại phải lách nhách đi làm, một năm mấy lần như vậy mất rất nhiều thời gian”, chị Nguyễn Thị Miền, công chức phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH xã Đồng Liên, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) chia sẻ.

Cần quan tâm hơn nữa cho công chức xã

Ông Trần Ngọc Sinh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ: Cấp phòng có 6 công chức, chia làm 3 nhóm công việc để làm nhưng làm không hết việc. Còn ở xã, một công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH phải làm việc của 6 người, với mọi kía cạnh đời sống an sinh xã hội, công việc quá nặng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc. Một thực tế nữa là trước khi trở thành công chức phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH, công chức đó mới chỉ được tào tạo chuyên sâu một lĩnh vực nào đó trong hệ thống các ngành liên quan đến lĩnh vực LĐ-TB&XH trong khi đối tượng phục vụ của ngành LĐ-TB&XH là những người dễ bị tổn thương.

“Để đội ngũ công chức này chủ động, chính xác, đảm bảo quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các đối tượng, một mặt, các trường đào tạo cán bộ các tỉnh cũng cần mở lớp thêm lớp, đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho công chức phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH để đảm bảo có sự cập nhật thường xuyên, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác. Mặt khác, chính quyền cơ sở cần tạo điều kiện cho công chức tự học, tự rèn luyện”, ông Sinh đề nghị.

Trước đó, để nâng cao chất lượng công chức phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH, ngày 10/12/2015 Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Quyết định số 1827/QĐ-LĐTBXH ban hành Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ phần xã hội cho công chức cấp xã với 18 chuyên đề, mục tiêu nhằm giúp công chức cấp xã nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò trong quản lý nhà nước, nắm vững các quy định, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, nắm vững kiến thức và nghiệp vụ quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội...

VĂN NGHĨA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh