THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:44

Come out an toàn với người đồng tính

Talk 2 trong series "Alo, Điều tớ không muốn xin nghe" với chủ đề:“Come out an toàn” được chức ngày 14/10 tại Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong chiến dịch "Ngưng quấy rối" được triển khai nhằm lan tỏa thông điệp về phòng chống quấy rối. Sự kiện nằm trong chiến dịch "Ngưng quấy rối" được tổ chức nhằm lan tỏa thông điệp về phòng chống quấy rối. Chương trình được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD Vietnam) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) thông qua Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet), trong khuôn khổ dự án "Thành phố An toàn Thân thiện với em gái” do Tổ chức Plan International Vietnam tài trợ. Chương trình có sự tham gia của các khách mời: Bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA Vietnam); ông Phạm Gia Hiền - Trưởng ban thời sự của Truyền hình Quốc Phòng Việt Nam; bạn Lê Thị Hoàng Yến - Đại diện thanh niên thuộc cộng đồng LGBTQIA+.

Các diễn giả tham dự Talkshow.

Các diễn giả tham dự Talkshow.

Theo nhiều nghiên cứu, việc công khai bản dạng giới (gender identity) và xu hướng tình dục (sexual orientation) đóng vai trò quan trọng, giúp những người thuộc cộng đồng LGBTQIA+ sống hạnh phúc, cởi mở và trọn vẹn hơn, giúp các mối quan hệ tốt hơn, sức khỏe tinh thần và tâm lý cũng được cải thiện nhiều lên. Ngược lại, những người phải che giấu bản ngã thật có thể đối mặt với cảm giác căng thẳng, bị cô lập, tự làm hại bản thân hay lạm dụng chất gây nghiện. Quyết định công khai cũng cần nhiều sự dũng cảm, bởi dù thế nào đi chăng nữa, vẫn sẽ luôn tồn tại thái độ không thích, nặng hơn là kỳ thị, ghét bỏ từ người xung quanh. Bên cạnh những lợi ích, come out cũng có thể mang lại những nguy cơ. Không phải ai cũng hiểu và dễ dàng chấp nhận được việc bạn thuộc cộng đồng LGBTQ+. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp có thể sốc, bối rối, thậm chí là kỳ thị.

Chia sẻ tại chương trình, bà Vân Anh cho biết, trong các trường cấp 2, cấp 3, các thầy cô thường nhận được yêu cầu từ phụ huynh nhằm theo dõi các con, "ngăn chặn" sự "lệch lạc" của các con. Ông Phạm Gia Hiền cũng cho rằng, chủ đề Talk là lúc phù hợp để có những chiến dịch truyền thông cụ thể về come out nhắm tới những gia đình để tác động thay đổi nhận thức.

Vấn đề đặt ra là, trên mạng xã hội không có những người thương yêu mình như gia đình nên họ thường để lại những bình luận tiêu cực. Vậy, khi come out trên mạng xã hội, cộng đồng LGBT+ sẽ sợ nhất điều gì? Bạn Lê Thị Hoàng Yến cho biết: "Các bạn trẻ không sợ bị chụp và đăng lên chỉ trích về việc mình come out, mà các bạn sợ những điều tiêu cực đó có thể tiến gần tới những người thân của mình."

Đặt vấn đề về quấy rối (đặc biệt là quấy rối tình dục) trên mạng xã hội, ông Phạm Gia Hiền chia sẻ: "Trên hành trình come out của cộng đồng LGBT+, các bạn sẽ luôn gặp phải những chỉ trích, ác ý". Đồng quan điểm này, bạn Nguyễn Vân Anh cho rằng, khi quyết định come out trên mạng xã hội, những bình luận ác ý không chỉ là chống lại quan điểm về xâm hại tình dục mà còn là bình luận thiên về vấn đề tình dục. Chia sẻ tại chương trình, bà Lê Thị Hoàng Yến nói, vấn đề quấn rối tình dục đặc biệt xảy ra nhiều với những người chuyển giới, đồng tính nữ và người vô tính.

Tạo chương trình, các diễn giả đều cho rằng,  những bạn thanh thiếu niên cần được cung cấp thêm kiến thức về việc tôn trọng sự khác biệt của mỗi ngườ". Thông điệp từ bạn Lê Thị Hoàng Yến muốn gửi đến là: "Bạo lực không phải lỗi của các bạn. Come out hay không là quyền của các bạn. Luôn luôn đảm bảo tình trạng tinh thần, thể chất để chuẩn bị cho việc come out của bạn”.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh