THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:26

'Cởi mở' hoạt động vay nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng

Các chuyên gia ngân hàng cho rằng: Với 2 Thông tư 39 và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3 nhằm tăng chất cho hoạt động tín dụng. Theo đó, NHNN tách bạch các hình thức cho vay để có giải pháp ứng xử phù hợp cho từng “nhóm” khách hàng vừa đáp ứng kịp thời vốn vay, phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn đảm bảo giám sát chặt chẽ hiệu quả dòng vốn. 
Đại diện Vụ Pháp chế NHNN cho biết: Với Thông tư 39 quy định: loại trừ vay phục vụ nhu cầu đời sống, khách hàng cá nhân vẫn có thể vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác. Đây được xem là quy định khá mở giúp cho cá nhân là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân có thêm cơ hội tiếp cận vốn vay để kinh doanh.
Hoặc nếu như trước một khoản vay bất kỳ mà có một khoản gốc hoặc lãi bị quá hạn thì toàn bộ khoản vay đó sẽ bị xem là quá hạn nhưng áp dụng lãi suất như nào là tùy TCTD có quy định khác nhau. Còn với điểm mới của Thông tư 39, với trường hợp này, khách hàng chỉ phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Đảm bảo tính công khai minh bạch trong hoạt động tín dụng, tại Thông tư 39 yêu cầu các TCTD phải thực hiện niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của TCTD. Ngoài ra, TCTD phải cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết, trước khi ký kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách hàng về việc đã được TCTD cung cấp đầy đủ thông tin.
Khách hàng giao dịch tại Sacombank chi nhánh Lạng Sơn. Ảnh Trần Việt/TTXVN
Đề cập về điều hành chính sách tiền tệ năm 2017, không ít chuyên gia dự báo những áp lực lớn, đối mặt nhiều khó khăn thách thức cả nội tại lẫn bên ngoài trong năm 2016 dù trong năm qua, về cơ bản điều hành chính sách tiền tệ đã có một năm thành công. Lãi suất, tỷ giá khá tốt cũng như tiếp tục đảm bảo ổn định thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng, nhất là phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa đã tốt hơn.
 Theo TS. Cấn Văn Lực, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế GDP đạt 6,7%, Việt Nam vẫn đang phải tập trung vào vấn đề chất lượng hơn là số lượng, nên tăng trưởng kinh tế không thể quá nhanh được. Chính phủ vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ để giữ tỷ lệ nợ công cũng như giảm thâm hụt ngân sách. Trong khi đó, các trụ cột động lực tăng trưởng kinh tế khác như xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư nước ngoài… chưa có những đột phá. Như vậy, áp lực vẫn sẽ dồn lên vai ngân hàng với vai trò kênh cấp vốn chủ lực cho nền kinh tế.
Thứ hai, đối với chỉ tiêu lạm phát, từ năm nay, chúng ta sử dụng chỉ tiêu CPI bình quân, nhiều khả năng có thể kiểm soát được mục tiêu lạm phát nhưng không nên chủ quan. Vì năm nay, giá cả hàng hóa thế giới có thể tăng, thậm chí là tăng mạnh hơn so với năm ngoái. Chưa kể trong nước giá nhiều hàng hóa do Nhà nước kiểm soát vẫn đang trong lộ trình tăng.
Bên cạnh đó, lượng cung tiền trong nền kinh tế từ năm ngoái dồn về 2017, cộng với cung tiền mới trong năm nay cũng khá lớn (năm nay, tăng trưởng tín dụng dự kiến ở mức18%) cũng có tác động nhất định câu chuyện lạm phát. Thách thức tiếp theo là liên quan đến điều hành lãi suất, tỷ giá. Chính phủ tiếp tục yêu cầu hệ thống ngân hàng giảm tiếp lãi suất, nhất là lãi suất trung, dài hạn. Khả năng giảm lãi suất lại gặp nhiều trở ngại khi nợ xấu chưa xử lý được nhiều, ngân hàng vẫn phải trích lập chi phí lớn cho dự phòng rủi ro.

Theo chuyên gia ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, năm nay, nếu muốn kiềm chế lạm phát, sẽ phải thắt chặt chính sách tiền tệ, gây khó cho tăng trưởng mạnh. Ngược lại, muốn cho tăng trưởng mạnh thì phải đẩy một lượng tiền vào lưu thông, như vậy việc kiểm soát lạm phát 4% là không dễ. Xét về lâu dài, 2 mục tiêu này sẽ hỗ trợ cho nhau, khi ổn định vĩ mô phải đạt được cả về kiểm soát lạm phát lẫn tăng trưởng kinh tế. Nhưng trong ngắn hạn lại có thể xung đột với nhau. Vì vậy, các ngân hàng Trung ương phải có sự lựa chọn đâu là ưu tiên chính. Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, vấn đề xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngành ngân hàng, đưa lãi suất cho vay xuống thấp hỗ trợ doanh nghiệp... đã là những thử thách lớn.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh