CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:35

Có thể điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

Dự thảo cũng xây dựng các nguyên tắc điều chỉnh giá điện tùy theo diễn biến của tình hình thực tế. Theo dự thảo,?trong năm tài chính, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi các thông số đầu vào cơ bản biến động (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ, điều hành - quản lý, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện...) so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành. Trường hợp các thông số đầu vào cơ bản tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành làm giá bán điện bình quân cập nhật tại thời điểm tính toán thấp hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá sau khi đã trích Quỹ Bình ổn giá điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

Trường hợp các thông số đầu vào cơ bản tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành làm giá bán điện bình quân cập nhật tại thời điểm tính toán cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành (sau khi đã sử dụng Quỹ Bình ổn giá điện) với mức từ 3% đến 5% và trong khung giá quy định, EVN được phép tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra theo đúng quy định. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giữa hai lần liên tiếp tối thiểu là 3 tháng.

Nếu chi phí đầu vào tăng trên 5% hoặc giá bán điện bình quân tính toán sau điều chỉnh ngoài phạm vi khung giá quy định, EVN lập hồ sơ phương án giá, báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định và gửi ý kiến thẩm định bằng văn bản đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

Dự thảo nêu rõ, trước ngày 1/11 hằng năm, EVN xây dựng phương án giá bán điện bình quân trình Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng và báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính. Theo dự thảo, Bộ Công Thương được phép mời tư vấn độc lập để thẩm tra hồ sơ điều chỉnh giá bán điện bình quân.

Sẽ lập Quỹ Bình ổn giá điện

Theo dự thảo, nguồn hình thành Quỹ Bình ổn giá điện được trích từ giá bán điện và được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh điện. Quỹ được trích lập khi các yếu tố đầu vào hình thành giá bán điện biến động làm giá bán điện bình quân giảm so với hiện hành và chi phí sản xuất, kinh doanh điện chưa được tính hết vào giá bán điện đã được phân bổ hết. Theo đó, EVN thực hiện việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá điện theo hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Phạm Tuyên/Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh