THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 01:46

Có những giáo viên, công chức, viên chức như thế!

Trẻ em là tương lai của đất nước và mỗi gia đình nên con trẻ cần được định hướng tư duy và thực hành để phát triển nhân cách biết hướng tới các giá trị đạo đức cao quý như: Chân, Thiện, Mỹ, định vị rõ vị trí của mình và có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với nhà trường và phải trở thành những công dân tốt, tự nuôi sống được bản thân và những người thân của mình. Có một nhóm các thầy cô giáo đứng đầu là nhà giáo Trịnh Đan Ly - Trưởng phòng Giáo dục Quận Đống Đa và các nhà giáo Đào Thị Hồng Hạnh - Hiệu trưởng trường THCS Bế Văn Đàn, Nguyễn Thị Thu Hương - Hiệu phó nhà trường cùng cô giáo Thạc sỹ Cao Hiền luôn trăn trở về những vấn đề này?

Các thầy cô giáo trong buổi khai giảng.

Các thầy cô giáo trong buổi khai giảng.

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Hành chính Quốc gia, nhà giáo Đan Ly đã may mắn biết đến một luận án: các “Giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam” của một Tiến sỹ triết học trước đây công tác ở Học viện, một luận án đã được bảo vệ xuất sắc tại Hoa Kỳ, có đề cập đến các giải pháp “Nâng cao năng lực sản xuất của người dân”, muốn đất nước hưng thịnh và bền vững phải phát triển Văn hóa, Kinh tế, Xã hội”. Muốn cải cách giáo dục phải có sự chung tay của toàn dân và chương trình đào tạo “Vệ sỹ nhí” là một phần trong luận án này khiến nhà giáo Đan Ly đặc biệt quan tâm.

Trong công cuộc chấn hưng đất nước, làm trong sạch đội ngũ công bộc của dân, công chức, viên chức trong bộ máy quản lý nhà nước đã có những nhân vật quên đi ý nghĩa cao cả của hai từ “Công Bộc”. Từ đó dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật tới mức bị kỷ luật, truy tố … Sự việc này như hồi chuông thức tỉnh cho những người vô tình, hữu ý có những hành vi sai trái. Công cuộc “Đốt lò” đã mang lại niềm tin của nhân dân vào Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên cũng có một hệ lụy xảy ra làm một số công chức hoang mang, dẫn đến né tránh công việc, co mình trong công tác được giao, sống an phận thủ thường. Trong bối cảnh cuộc sống còn đầy bề bộn khó khan, may mắn vẫn có những công chức luôn quan tâm tới vấn đề Giáo dục như cán bộ UBKT Quận ủy Đỗ Trọng Nam, các thầy cô giáo tâm huyết như tập thể giáo viên, BGH nhà trường THCS Bế Văn Đàn, trưởng phòng Giáo dục Trịnh Đan Ly vẫn say sưa với công cuộc cải cách giáo dục đã quyết tâm triển khai mô hình thí điểm đào tạo “Vệ sĩ nhí” - Giáo dục tư duy, thực hành “Tiên học Lễ, Hậu học Văn” để làm nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu cho nhà trường trong năm học mới.

Bí thư Quận uỷ Quận Đống Đa Đinh Trường Thọ, người đứng thứ 5 từ phải sang trái, đến dự khai trường và đánh trống khai giảng năm học mới..

Bí thư Quận uỷ Quận Đống Đa Đinh Trường Thọ, người đứng thứ 5 từ phải sang trái, đến dự khai trường và đánh trống khai giảng năm học mới..

“Tiên học Lễ” chúng ta những người lớn thường hay coi con trẻ là chưa có tư duy, nên chỉ mang kiến thức “Siêu phàm, rộng lớn rót phễu” vào đầu trẻ con, có những cải cách chỉ muốn nâng cao trình độ, biến con trẻ trở thành những “Siêu nhân” để giải những bài toán thật khó, những bài văn thật hay, “Bệnh thành tích mà quên mất cần phải cần có nền tư duy bản năng”, cần phải khích lệ và định hướng những tư duy còn “Non nớt” cần thích học và định hướng tư duy “Bản năng” sẵn có thành tư duy định hướng, phù hợp với lứa tuổi, từ đó tạo thành “Con đường” cho tư duy, phát triển phù hợp với từng con trẻ. Đó mới là “Tiên học Lễ”, từ thay đổi, định hướng tư duy bản năng dẫn đến bổ sung tư duy định hướng, con đường để các em ham học, có phương pháp học đó là “Hậu học Văn”, học kiến thức.

Với nhận thức tâm hồn con trẻ như những trang giấy trắng gia đình, nhà trường, xã hội cùng viết lên đó các giá trị cần thiết để học trò đối mặt với cuộc sống thực tại theo nguyên lý: “Tư tưởng tốt, định hướng tốt, phù hợp với lứa tuổi”.

Mô hình “Điểm” giáo dục của Quận Đống Đa nhất định sẽ mang lại thương hiệu cho nhà trường và sự thay đổi lớn lao cho con trẻ về cách tư duy, hành xử, theo chuẩn mực đạo đức có lợi cho con trẻ và các gia đình, nhà trường, mang lại một bầu không khí hào hứng, chủ động học tập.

Bằng sự quyết tâm của các cơ quan hữu quan, quyết tâm của nhà giáo Đan Ly, BGH và tập thể giáo viên trường Bế Văn Đàn với sự chỉ đạo, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành nhất định sẽ thành công trong việc triển khai mô hình điểm này.

Kết quả thể hiện trên học trò với những việc làm thiết thực khi triển khai chương trình đào tạo “Vệ sỹ nhí”, chú trọng giáo dục, định hướng tư duy, thực hành “Tiên học Lễ, Hậu học Văn” chắc chắn sẽ được các bậc Cha mẹ học sinh, các thành viên trong xã hội ủng hộ.

Có những thầy cô giáo và công chức như vậy. Chúng ta hãy cùng chờ đón một “Điểm” triển khai chương trình Vệ sĩ Nhí do cách thầy cô giáo triển khai vào đầu năm học mới và cùng chúc cho các thầy cô giáo, các em học sinh thành công như ý nguyện!                      

Nhà giáo An Thuý

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh