CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:16

Có đường liên ấp bà con Bến Tre có thêm điều kiện để phát triển kinh tế

 

Khánh thánh đoạn đường liên ấp Vĩnh Bắc - Vĩnh Nam trải bê-tông dày 1 tấc, dài 500m, rộng 2m 

 

Ngoài ra, đoạn đường liên ấp được trải bê-tông dày 1 tấc, dài 500m, rộng 2m này cũng được nhân dân hai ấp đóng góp 150 ngày công để cùng thực hiện với nhà tài trợ.

Qua kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2017, toàn huyện Thạnh Phú (Bên Tre) có gần 4.400 hộ nghèo, chiếm 11,86%; hơn 1.800 hộ cận nghèo, chiếm 5,06%, có 6 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 15%, 4 xã có tỷ lệ từ 10 đến dưới 15%; xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Mỹ An 18,89%; thấp nhất là An Nhơn 4,6%.

Trong năm 2018, huyện phấn đấu giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo tương đương với 728 hộ nghèo thoát nghèo. Riêng các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên mỗi năm giảm từ 3% đến 4%. 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, cải thiện các điều kiện thiết yếu về nhà ở, nước sạch,...

Ông Lê Đình Lâm - Chủ tịch UBND xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú cho biết, Thạnh Phú là một trong 3 huyện biển của tỉnh Bến Tre. Đại Điền là một trong những xã thuộc tiểu vùng I của huyện Thạnh Phú. Dù được công nhận là xã nông thôn mới đầu tiên của huyện, tuy nhiên do đặc thù của địa phương là kênh rạch chằng chịt, giao thông bị chia cắt nên gây rất nhiều khó khăn cho nhân dân trong việc đi lại.

Thời gian qua, dù lãnh đạo huyện và xã đã tập trung nhiều nguồn lực xây dựng hệ thống giao thông nông thôn nhưng còn hạn chế ở một số tuyến đường nội đồng chưa được kiên cố hoá.

 

Đoạn đường liên ấp đưa vào sử dụng sẽ giúp người dân nơi đây có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt của địa phương

 

Hai ấp Vĩnh Bắc và Vĩnh Nam của xã Đại Điền có hơn 700 hộ dân, thu nhập chủ yếu từ việc trồng và bán dừa trái với hơn 200 ha dừa. Giá bán dừa phụ thuộc thị trường và thương lái, nhưng gần đây giá dừa giảm mạnh, chỉ còn 25.000 đồng/ chục (12 trái).

Với việc có đường liên ấp, người dân nơi đây rất vui. Từ nay, bà con có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt của địa phương và vận chuyển dừa trong khu vực, giá bán có thể nhỉnh hơn một chút. Hiện các hộ dân đang tiến hành trồng hoa hai bên đường để làm đẹp thêm”, ông Lê Đình Lâm vui mừng nói trong lễ khánh thành.

Chú Bảy Tình, 63 tuổi, người dân ở ấp Vĩnh Nam cười rạng rỡ, “hồi xưa xứ này đường trơn trượt. Mưa xuống, đất nở ra, nhão nhoét, tụi tui muốn vào nhà là phải gửi xe bên ngoài để lội bộ. Giờ có đường bê-tông đi lại ngon rồi, tụi nhỏ đi học không còn lội sình nữa mà người dân chở dừa ra ngoài bán cũng cao giá hơn chút đỉnh”. Chú Bảy Tình được xem là “người cực khổ nhất ấp” bởi trực tiếp giám sát quá trình thi công và vận động người dân trong ấp bỏ ngày công lao động ra làm đường.

“Tụi tui yên tâm về chất lượng con đường này lắm, tại tụi tui làm đường cho gia đình và con cháu đi lại mà”, chú Bảy Trường, một người dân trong ấp Vĩnh Bắc, hóm hỉnh nói.

Nguyễn Thanh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh