Cơ chế mới để cải cách tiền lương năm 2017
- Bài thuốc hay
- 23:40 - 17/02/2017
Niềm vui của người lao động khi nhận sổ bảo hiểm (ảnh minh họa)
Phân cấp nguồn thu Trung ương và địa phương
Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính quy định: Việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ nguồn thu được phân cấp và nhiệm vụ chi phân cấp cho ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương cho thời kỳ ổn định ngân sách mới, đồng thời đảm bảo đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương khi phân chia cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương thì tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu không vượt quá tỷ lệ do Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong quy định về cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2017, Thông tư nêu rõ: Các bộ, cơ quan Trung ương trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được giao, sắp xếp các nhiệm vụ chi và phấn đấu tăng nguồn thu sự nghiệp để cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở trong năm 2017, ngân sách Trung ương không bổ sung ngoài dự toán cho các bộ, cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ này.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2017 theo quy định để tạo nguồn cải cách tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.
Ngân sách Trung ương chỉ hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho các địa phương ngân sách khó khăn sau khi đã cân đối các nguồn nêu trên mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.
Quy định về thời hạn chi trả lương
Trước kia, Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH quy định việc trả lương phải được thực hiện ngay trong tháng. Tuy nhiên, điều này khó thực hiện đối với nhiều doanh nghiệp. Do vậy, BTC ra thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có quy định sửa đổi thời gian trả lương được quy định tại Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH: “Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương”.
Điểm mới của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH là việc quy định thời gian trả lương sẽ do 2 bên cùng thỏa thuận, không nhất thiết phải diễn ra ngay trong tháng làm việc. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động và nhịp độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tăng mức lương tối thiểu vùng
Theo quy định hiện nay, việc xây dựng và đề xuất cải cách tiền lương sẽ do Bộ LĐ-TB&XH cùng Hội đồng Tiền lương quốc gia chủ trì xây dựng trình Chính phủ. Đặc biệt, tất cả các lần điều chỉnh lương sẽ phải do Chính phủ trình Quốc hội thông qua.
Năm 2016, Chính phủ thông qua nghị định 153/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 về mức lương tối thiểu vùng cho người lao động quy định, từ ngày 1/1/2017, mức lương tối thiểu vùng tăng 180.000đồng-250.000đồng. Cụ thể, 4 vùng sẽ có mức lương mới như sau: Vùng I: Mức 3.750.000 đồng/tháng; Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng; Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng; Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng.
Nghị định 153/2016/NĐ-CP cũng nêu rõ: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Thông tư số 326/2016/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017, trong đó quy định rõ ở địa phương có 4 nguồn kinh phí để cải cách tiền lương năm 2017 gồm: 50% tăng thu ngân sách địa phương năm 2016 thực hiện so với dự toán; 10% tiết kiệm chi thường xuyên dự toán năm 2017 đã được cấp có thẩm quyền giao; một phần số thu được để lại theo chế độ năm 2017 phải trích để tạo nguồn cải cách tiền lương và nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2016 trở về trước chưa sử dụng chuyển sang |