Có 3 thứ để sinh viên thành công…
- Văn hóa - Giải trí
- 16:20 - 26/09/2016
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã chỉ ra rất nhiều kỹ năng sống cho bạn trẻ qua phim ngắn này.
gia đình để sống tự lập thì cần học cách tự chăm sóc bản thân, đồng thời phải học những kỹ năng sống thiết yếu để thích nghi.
Với cách chuyển tải đơn giản, đoạn phim đã chỉ ra 10 điểm khác nhau rõ nét nhất giữa cuộc sống của học sinh (HS) và sinh viên (SV); Giúp người xem hiểu được khi đã là SV, phải rờiViệc học như leo cầu thang
Khi còn là HS, ở cùng bố mẹ, được sống trong cảnh “cơm dâng nước rót”, thì ngược lại, đã là SV thường rơi vào tình cảnh “mì gói quanh năm”. Từ câu chuyện này, tiến sĩ Hiếu khuyên cần học kỹ năng dinh dưỡng, kỹ năng nấu ăn khi xa nhà. Đây là một trong những kỹ năng sống cực kỳ căn bản.
Hay khi còn học THPT, HS chỉ cần tập trung học tốt, mọi vấn đề khác đã có bố mẹ đảm trách. Tuy nhiên khi lên đại học, SV phải tự lo mọi thứ, dù là nhỏ nhặt nhất. Chính vì thế cần phải biết cách sống tự lập.
Hoặc khi chưa chạm ngõ giảng đường ĐH thì chuyện gì cũng có bố mẹ bên cạnh để nhắc nhở. Thế nhưng, khi đã trở thành SV thì rất dễ sống buông thả. Để không vướng sai lầm ấy, SV phải học kỹ năng tự quản lý bản thân khi sống một mình, từ những chuyện giản đơn nhất như tự vượt qua cám dỗ, tự sắp xếp thời gian, tự hình thành nền nếp sinh hoạt ăn ngủ, học hành đúng giờ…
Khá nhiều người xem là các tân SV đã chia sẻ đoạn phim này hay “tag” (đánh dấu) bạn bè cùng vào xem, để biết thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích khác. Vì khi đã là SV, dù đã được tự do hơn rất nhiều so với lúc ở nhà bị bố mẹ quản lý kèm cặp, nhưng không nên để rơi vào tình trạng chán học, trốn học đi chơi hay ở nhà ngủ.
“Nhớ nhé mọi người, đi kèm với tự do phải luôn là sự tự chủ. Nên nhớ, việc học như leo cầu thang, bạn bè đang leo mà ta chỉ ngồi chơi thì sau 4 năm ta chỉ còn cách ngước đầu lên nhìn bạn bè thôi nhé!”, Trần Thành Quý, tân SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, mượn lời khuyên trong đoạn phim để nhắc nhở bạn bè.
Học sinh muốn xa nhà, sinh viên muốn về nhà
Những vấn đề trong học tập cũng được đề cập đến. Qua đó nhắc nhở SV luôn sẵn sàng tinh thần tự giác khi đi học. Bởi môi trường này là tự học, phân bố bài vở từng ngày từng tuần, không nên dồn đống kẻo phải thức trắng đêm vào những ngày cận kề thi cử. SV cần có tinh thần tự học và sẵn sàng học hỏi từ thực tế. Phải hiểu được rằng SV thành công phải có 3 thứ, đó là chuyên môn, kỹ năng và thái độ.
Ngoài ra, câu chuyện tình yêu lứa tuổi SV cũng được chuyển tải trong đoạn phim ý nghĩa này. Tiến sĩ Hiếu khuyên: “Nam sinh cần kiềm chế bản thân, nữ sinh cần học cách bảo vệ bản thân. Sống thử không xấu nhưng đừng lấy việc xa nhà cô đơn làm cái cớ để sống thử mà không có giới hạn nào, kẻo cả hai đều để lại di chứng cho sau này và ảnh hưởng đến cả chuyện học hành”.
Đáng chú ý, những câu chuyện SV bị lừa với nhiều chiêu thức cũng xuất hiện trong đoạn phim, giúp người xem hiểu được khi sống cùng gia đình, bố mẹ, thật sự rất an toàn. Nhưng khi sống tự lập thì phải đối diện với những nguy hiểm, cạm bẫy. Vì vậy cần cảnh giác và học cách bảo vệ bản thân. Đời SV có rất nhiều cạm bẫy sau giảng đường, nào là lừa tình, lừa tiền, lừa đảo... Phải học cách nhìn ra kẻ tốt người xấu, biết cách tránh khỏi các cạm bẫy được giăng ra sẵn.
Một trong những điều mà đoạn phim để lại ấn tượng sâu đậm hơn cả, đó là thông điệp về gia đình. Người xem tự thấy cần phải sống sao cho xứng đáng với tình yêu thương của bố mẹ, sự kỳ vọng của gia đình trong những tháng năm ĐH. Họ chẳng còn muốn xa nhà như cái thuở là HS mà chỉ mong về nhà. Bởi lên ĐH, trải nghiệm được nhiều điều, như ra đường, uống ly nước mía cũng phải trả tiền, trong khi lúc còn ở nhà, cơm nóng canh ngon hằng ngày đều miễn phí. Hay khi ra đường, cái khăn ướt bé xíu cũng hiếm khi người ta cho không, nhớ lại lúc ở nhà, không biết bao nhiêu bộ áo quần bố mẹ mua cho để đầy trong tủ. Cũng như khi ra đường, mượn 50.000 đồng không trả là bị nói lên nói xuống, thế nhưng bố mẹ nuôi dạy cả đời, tốn cả mấy trăm triệu rồi mà có bao giờ đòi lấy một xu. Rồi khi có tiền trong tay, SV hay đi ra đường cùng bè bạn. Vậy mà khi hết tiền lại điện thoại về nhà với bố mẹ tỉ tê...
Qua sản phẩm này, tiến sĩ Hiếu hy vọng sẽ giúp cho SV nói chung và tân SV nói riêng nhiều điều bổ ích. “Nhiệm vụ của HS là học tập, còn SV là thực tập sinh sống một cách độc lập. Vì thế hãy bỏ đầy trải nghiệm, là chuyên môn, kỹ năng, thái độ vào chiếc giỏ hành trang sống, để biến 4 năm ĐH thành 4 năm phát triển nhanh nhất trong đời”, tiến sĩ Hiếu khuyên.
Học kỹ năng quản lý chi tiêu
Không chỉ thu hút sự chú ý, yêu thích của những tân SV, đoạn phim này còn được nhiều người xem là SV năm 3, 4 chia sẻ. Nguyễn Trần Anh, SV Trường ĐH Mở TP.HCM, cho rằng đoạn phim này đã phản ảnh rất đúng cuộc sống của SV. “Vì có những tháng chỉ còn vỏn vẹn 50.000 đồng, sống thiếu thốn đủ thứ, chẳng được bố mẹ cho nữa nên phải tự lo. Vậy nên khuyên mọi người cần học kỹ năng quản lý chi tiêu”, Trần Anh nói.
|
CÙNG CHUYÊN MỤC
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?
Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc