CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:59

Chuyện “đầu thai” khó tin ở Việt Nam

 

Cậu bé tự nhận mình từng chết đuối

Cuối năm 2010, nhiều tờ báo ở đăng tải câu chuyện “đầu thai” của một bé trai ở thị trấn Vụ Bản, (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình.)

Theo thông tin được đăng tải trên báo chí, anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn. Hai người kết hôn năm 1987, đến năm 1992 có cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến. Khi 5 tuổi, Tiến chẳng may chết đuối.

Bỗng nhiên, vào một ngày đầu năm 2006, có một cháu bé tên Bùi Lạc Bình xuất hiện tại gia đình anh chị và khẳng định mình chính là cháu Tiến.

Cháu Bình sinh ngày 06/10/2002, là con anh Hoan, chị Dự, người dân tộc Mường sống trong bản Cọi, (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình). Ngay từ khi biết nói Bình đã khăng khăng bảo mình là con người Kinh, là con bố Tân, mẹ Thuận, nhà trên thị trấn Vụ Bản.

Có một lần chị Dự có đánh Bình, cháu bảo: “Con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng, cháu lại đòi được về nhà. Một lần chị Dự chở cháu đi, và điều kì lạ là Bình chỉ chính xác đến địa chỉ của nhà anh Tân.

Sau đó, anh Tân đã cùng với chị Thuận cũng tìm đến nhà vợ chồng anh Hoan, chị Dự. Anh xin phép bố mẹ đẻ của Bình, đưa cháu về nhà mình chơi. Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Anh Tân hỏi: “Cháu đang tìm gì?” - “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây.

Điều ngạc nhiên hơn, trước đó, chính bà Thỉn, bà nội cháu Bình cũng từng cho biết: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”.

Sau một lần Bình bị ốm nặng, sốt cao, cháu cứ luôn miệng “dọa”: “Mẹ không cho con về, con lại chết lần nữa!”. Hoảng quá, lần này chị đánh liều gọi cho anh Tân đưa cháu về nhà chơi. Cháu Bình về nhà anh thì khỏe khoắn, vui vẻ, không còn đau ốm nữa.

Từ cuối năm 2006, bố mẹ đẻ của Bình đã cho cháu về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận.

Bé trai đầu thai làm con gái nhà hàng xóm

Một hiện tượng “đầu thai” khác cũng được ghi nhận ở bản Cọi, đó là chuyện của cô bé Bùi Thị Hồng Thắm, sinh năm 1991.

Theo chị Bùi Thị Toàn, mẹ của Thắm, từ bé cháu đã có những biểu hiện rất lạ lùng. Khi Thắm bi bô biết nói, một lần hai mẹ con đang chơi đùa bỗng cháu xị mặt rồi nằng nặc đòi: “Mẹ đưa con về nhà” dù lúc đó cháu đang ở trong nhà mình.

Một hôm, đang chơi đùa, Thắm chỉ vào bà Nguyễn Thị Nghe, người ở đầu làng rồi nói với bà nội: “Mẹ cháu kia kìa”. Một lần khác, khi được bố mẹ cho ra đồng, Thắm lại chỉ tay vào nhà bà Nghe rồi bảo “Nhà con đây này”. Chị Toàn bảo con “Con thích thì mẹ đưa vào nhà con”, thế nhưng khi vừa bước vào cổng Thắm đột nhiên nói: “Con không vào nữa đâu, chị Hằng đang ở trong đó, con ghét chị ấy vì chị đã xui con trèo cây làm con ngã chết”.

Từ đó, mọi người phát hiện ra chuyện con nhà bà Nghe đầu thai vào bé Thắm.

 

Bé Bùi Lạc Bình và Nguyễn Phú Quyết Tiến (áo kẻ).

 

Cậu bé Ly là con trai bà Nghe. Năm được 7 tuổi, một hôm Ly được chị gái tên Hằng dẫn đi hái ổi ở bên triền núi. Trong lúc trèo ra hái ổi, Ly bị ngã rơi xuống đất, chấn thương sọ não và mất ngay sau đó…

Kiếp trước của con nhiều tuổi hơn cả bố mẹ

Nếu các vụ đầu thai ở bản Cọi chỉ xuất hiện lác đác trong thời gian gần đây thì hiện tượng này đã xảy ra “như cơm bữa” trong hàng chục năm qua tại các bản làng thuộc xã Chiềng Châu, (huyện Mai Châu, Hòa Bình).

Theo báo Pháp luật và Thời đại, tại bản Chiềng Châu có nhiều đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi 3 – 4 tuổi lại nhận mình là …. con của những gia đình khác xa đến cả chục cây số, dù trước đó hai bên gia đình không có bất cứ mối quan hệ nào.

Trường hợp ‘‘đầu thai’’ hi hữu nhất mà mọi người thường nhắc đến là trường hợp xảy ra tại gia đình anh Khà Văn Ôn, người dân tộc Thái ở bản Nà Sài. Con gái của anh Ôn tên Khà Thì Dịu Hiền, sinh năm 2007 tự nhận mình là đầu thai của một người phụ nữ sinh năm 1966 bị mất sớm do bạo bệnh. Nếu tính tuổi của tiền kiếp thì bé Dịu Hiền còn… già hơn cả bố mẹ.

Khi Dịu Hiền mất vì bạo bệnh, gia đình mời ông thầy mo trong bản đến làm lễ cúng ma cho con theo phong tục địa phương. ‘‘Ông thầy mo ban đầu gọi ‘‘hồn’’ là cháu thì kiểu gì cũng cúng không thành, phải đến khi gọi cháu là…chị thì mới ngồi làm lễ được. Thầy mo bấm tuổi rồi khẳng định “hồn” đã hơn 40 tuổi rồi khiến mọi người sợ hãi...

Trước hàng loạt câu chuyện về “đầu thai” được ghi nhận, TS. Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ - Tin học ứng dụng (UIA) khẳng định: ‘‘Nhiều năm tham gia những chương trinh nghiên cứu, giao lưu và các khả năng đặc biệt, chúng tôi đã ghi nhận một số câu chuyện tương tự như trường hợp tại xã Chiềng Châu. Đây là những trường hợp dân gian gọi là đầu thai hoặc tái sinh. Cũng không thể coi ‘‘đầu thai’’ là hiện tượng mê tín dị đoan mà chỉ nên coi nó là hiện tượng khó lí giải mà khoa học chưa thể với tới được. Trên thực tế, những câu chuyện về ‘‘tái sinh’’ vẫn tồn tại bất chấp việc chúng ta có tin hay không’’.

 

 

Theo Kienthuc.net.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh