THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 09:23

Chuyện chưa kể của những cô thợ làm tóc nữ

Bước chân vào một salon làm tóc ở Thanh Hóa, tôi gặp được một cô nhân viên khá trẻ, có mái tóc ngắn cá tính và gương mặt ưa nhìn. Trong câu chuyện với chúng tôi, em chia sẻ tên là Kim Anh, 20 tuổi, sống ở Thiệu Lý, Thiệu Hoá, Thanh Hóa.

Chuyện chưa kể của những thợ làm tóc nữ - Ảnh 1.

Kim Anh đang chỉnh lại tóc cho khách hàng

5 năm trước, khi vừa tốt nghiệp cấp 2, Kim Anh khi ấy 15 tuổi đã được gia đình định hướng học nghề làm tóc. Đầu tiên, em học tại một salon ở thành phố Thanh Hoá với tổng chi phí đào tạo là 15 triệu/khóa, học trong 6 tháng. Sau đó, em chuyển về làm chỗ người quen tại huyện Yên Định được 6 tháng với mức lương 5 triệu/tháng.

Nhận thấy tay nghề vẫn còn non, Anh dùng số tiền đã tích góp được trong thời gian đi làm cùng với sự giúp đỡ của bố mẹ, để tiếp tục cải thiện thêm kỹ năng nghề tại Salon nổi tiếng ở thành phố Thanh Hóa có tên Phong Vân với mức học phí khi ấy là 25 triệu/khóa. Sau hơn 1 năm bắt đầu với vị trí thợ phụ và 1 năm làm thợ chính, K.Anh bây giờ đã có được vị trí nhất định trong salon và nguồn thu nhập tương đối ổn định. Tuy nhiên, đó chỉ là những thứ hoàng nhoáng bên ngoài mà mọi người có thể thấy được, còn những điều khó nói lại được giấu kĩ. "Nghề làm tóc vất vả lắm, đặc biệt là với nữ" - Kim Anh bộc bạch.

Em kể lúc mới làm được 1 thời gian ngắn, do chưa quen ngửi mùi hóa chất mạnh, em thường xuyên bị đau đầu. Ngoài ra, tính chất của nghề làm tóc là phải đứng suốt trong quá trình làm việc, điều này khiến cổ chân của em phù nề. Đặc biệt vào mùa đông, số lượng khách đông, em phải chịu những cơn đau do tràn dịch khớp cổ chân thường xuyên hơn. Vào năm 2018, K.Anh bắt đầu bị bệnh lý về da, đó là kết quả của quá trình tiếp xúc hóa chất quá nhiều trong một thời gian dài. Những mụn ngứa có nước xuất hiện ngày một nhiều ở hai cánh tay và trên người. Em kể đã có một thời gian không thể ngủ được vào ban đêm vì quá ngứa. Để trị bệnh, em đã phải tạm dừng công việc trong khoảng 1 năm, di chuyển liên tục từ Thanh Hóa ra Hà Nội để thực hiện các buổi điều trị. Thật may mắn bệnh đã được chữa khỏi đến 90%, nhưng cũng kể từ ấy da của em thi thoảng lại gặp vấn đề. Vì da quá nhạy cảm nên cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng khá khó khăn. "Dạo gần đây, lưng em đột nhiên nổi nhiều mụn nước, đi khám thì bác sĩ bảo là bị dị ứng và khuyên ít làm việc với hóa chất lại, nhưng nghề của em nếu không làm hóa chất nữa thì chỉ còn cách bỏ thôi nên vẫn cứ cố gắng được lúc nào hay lúc đó. Tạm thời em chỉ nhận pha thuốc cho các em thợ phụ hoặc học việc làm"- K.Anh tâm sự.

Chuyện chưa kể của những thợ làm tóc nữ - Ảnh 2.

Tấm lưng nổi các nốt mẩn đỏ

Còn với chị Hoàng Huyền (35 tuổi, Thanh Hóa) có thâm niên 11 năm theo nghề tóc, chị cho biết: "Các bạn nữ ở nghề này có những cái khổ mà chẳng ai biết!".

Làm tóc không chỉ đơn thuần là làm mấy việc nhẹ nhàng mà cũng có lúc phải sấy hay kéo tóc. Sức vóc nữ nhi vốn chẳng bằng ai, làm được một lúc thì tay mỏi rã rời. Ai mới tập làm quen, hôm sau tay thậm chí còn chẳng nhấc lên nổi.

Chuyện chưa kể của những thợ làm tóc nữ - Ảnh 3.

Cái nghề luôn đi kèm cái nghiệp. Dù khó khăn vẫn cố bám lấy nó đến cùng.

Sau 11 năm đi cùng nghề, đôi tay chị Huyền bây giờ đã bị khô, nứt, nẻ và khi làm việc nhiều thì thường xuyên bị rỉ máu. Thời gian trước đây, khi còn làm hóa chất nhiều, chị thi thoảng đi vệ sinh ra máu và bị rối loạn kinh nguyệt nặng, cũng vì thế mà thiên chức làm mẹ của chị đến muộn hơn so với những người phụ nữ khác.

Có thể nói đó là góc khuất của những người phụ nữ làm nghề tócmà ít ai biết. Để theo nghề lâu dài, bản thân họ đã phải đánh đổi rất nhiều về sức khỏe của mình...

LÊ THỊ YẾN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh