CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:24

Chương trình học phổ thông mới chia làm hai giai đoạn

Mục tiêu giáo dục rõ ràng từng giai đoạn

Theo đó, nếu như chương trình hiện hành gần như đồng nhất với tất cả học sinh, việc hướng nghiệp cho học sinh sau khi hoàn thành chương trình phổ thông là chưa rõ ràng thì chương trình phổ thông mới đươc xác định rõ ràng và chia là hai giai đoạn; Giai đoạn 1: từ lớp 1 đến lớp 9, đây là giai đoạn tập trung giáo dục cơ bản. Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 29, Nghị quyết 88 và Quyết định 404, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của học sinh; Giai đoạn 2: từ lớp 10 đến lớp 12, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Ở giai đoạn này, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.

Buổi họp báo công bố chương trình giáo dục phổ thông mới.

 

Như vậy, việc kế thừa những ưu điểm của chương trình giáo dục hiện hành, giáo dục con người toàn diện và đưa và những điểm mới trong chương trình học mới để phù hợp với sự phát triển trong thời đại hiện nay. Giáo dục đạo đức, lý luận toàn diện và đổi mới đánh thức năng lực của họ sinh là điều cần làm và được Bộ giáo dục điều chỉnh trong chương trình học mới.

Các môn học cho các cấp của học sinh trong chương trình mới

Cấp tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: tiếng Việt, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục lối sống, đạo đức, tự nhiên và xã hội, lịch sử và địa lý, khoa học, tin học và công nghệ, giáo dục thể chất, nghệ thuật. Ngay ở thời điểm học sinh bước vào lớp 1 ở bậc này đã có môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số và ngoại ngữ 1. Bậc học này xuất hiện môn học mới là tin học và công nghệ được đưa vào theo chương trình mới.

Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất, nghệ thuật. Môn học tự chọn: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2. Ở bậc học này môn tin học trở thành bắt buộc (khác với trước đây là tự chọn). Ngoài ra, các môn: lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên sẽ tổ chức dạy học khác so với trước.

Bộ giáo dục đào tạo đã công bố chương trình đào tạo dành cho phổ thông mới với nhiều bước cải tiến so với chương trình hiện hành.

 

Ở cấp THPT, các môn học bắt buộc: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học được lựa chọn: theo nhóm khoa học xã hội (giáo dục kinh tế và pháp luật, lịch sử, địa lý), nhóm khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học), nhóm công nghệ và nghệ thuật (gồm công nghệ, tin học, nghệ thuật). Các môn học tự chọn: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Ngoài 5 môn bắt buộc, học sinh THPT phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn được lựa chọn.

Cũng theo Bộ GD-ĐT cho biết, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai với lớp 1 trên toàn quốc từ năm học 2020-2021. Các năm tiếp theo sẽ triển khai lần lượt với lớp tiếp theo.

LÂM ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh