THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 02:56

Chung tay làm giảm sự gia tăng của các bệnh tâm thần

 

Cần có phương pháp chăm sóc điều trị phù hợp, đúng đắn

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ Xã hội thành phố Cần Thơ (Trung tâm), một số người bệnh tâm thần được đưa vào Trung tâm do bị hắt hủi, xa lánh, không được quan tâm chữa trị, chăm sóc… Vì vậy người bệnh sớm trở nên sa sút tâm thần, đi lang thang, bị xã hội xa lánh, mặc cảm, ruồng bỏ, khinh miệt. Chính vì vậy khi được chăm sóc và điều trị bệnh chu đáo, đúng cách có thể phần nào giúp người bệnh tái hòa nhập với cộng đồng.

Hiểu được điều này nên ngay từ khâu tiếp nhận bệnh nhân đến chăm sóc Trung tâm luôn quán triệt các cán bộ nhân viên không phân biệt đối xử, lơ là trong việc chăm sóc người bệnh. Trung tâm luôn kiểm tra chi tiết, nắm rõ bệnh lý chi tiết người bệnh sau khi tiếp nhận từ đó có những phương pháp chăm sóc và chữa trị phù hợp, đúng đắn. Có nhiều trường hợp điều trị duy trì nhiều năm đã ổn định, khỏi bệnh được Trung tâm bàn giao về địa phương và sống hòa nhập trong cộng đồng.

 

Tinh thần người bệnh là nhân tố quan trọng trong khám và điều trị bệnh

 

Trong số 546  trường hợp đang nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm hiện nay có 95 người lang thang và 451 bệnh nhân tâm thần. Phần lớn các bệnh nhân không có gia đình thăm nom và bị bỏ rơi nhiều năm, vì vậy bệnh tình trở nên nghiêm trọng, tinh thần cũng như sức khỏe khó được phục hồi. Tuy nhiên, bằng nhiều cách, nhiều phương pháp, Trung tâm đã phần nào giúp họ tin tưởng, an tâm điều trị bệnh.

Đối với việc chăm sóc ăn uống hàng ngày, Trung tâm thường xuyên cải thiện và thay đổi thực đơn, cung cấp bữa ăn đúng giờ, lưu mẫu thức ăn để kịp thời xử trí, ngăn chặn tình trạng ngộ độc thực phẩm. Phối hợp các bộ phận trong việc kiểm tra số lượng, chất lượng các loại thực phẩm cung cấp hàng ngày cho đối tượng, nhất là việc kiểm tra chất lượng thực phẩm.

Bên cạnh đó, việc khám chữa bệnh, tầm soát bệnh và phục hồi chức năng được tổ chức thường xuyên, từ đó độ ngũ chăm sóc y tế của Trung tâm nắm bắt được diễn biến bệnh nhân để có phát đồ điều trị bệnh phù hợp.

Ngoài ra, Trung tâm luôn đảm bảo duy trì và tăng cường việc tổ chức sinh hoạt phục hồi chức năng cho đối tượng. Theo đó, đẩy mạnh việc phục hồi chức năng, vật lý trị liệu theo mô hình phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí cho đối tượng. Tích cực đẩy mạnh công tác tư vấn, tham vấn, kịp thời giáo dục, uốn nắn và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các đối tượng. Duy trì lao động sản xuất tạo điều kiện phục hồi chức năng cho các đối tượng thông qua hình thức lao động trị liệu.

Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng

Cùng với các hoạt động chuyên môn, Trung tâm thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến gia đình người bệnh và cộng đồng xã hội, đồng thời phối hợp các cơ quan ban ngành liên quan nhằm phát huy vai trò vận động quần chúng trong việc phát hiện, ngăn ngừa và điều trị bệnh tâm thần.

Thực tế hiện nay, người bệnh tâm thần vẫn phải chịu sự phân biệt, đối xử trong đời sống và điều trị. Chính vì vậy theo Trung tâm làm tốt công tác tuyên truyền với cộng đồng xã hội sẽ giúp người bệnh sau khi thực hiện điều trị bệnh nhân được trở về với gia đình nhận được sự hỗ trợ, sẻ chia sẽ giúp họ hòa nhập tốt hơn với xã hội.

 

 Trung tâm luôn tích cực nâng cao năng lực quản lý, đầu tư trang thiết bị ý tế để thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng và chăm sóc người bệnh.

 

Đối với bệnh nhân đã được điều trị và tái hòa nhập cộng đồng, đội ngũ y tế Trung tâm luôn hướng dẫn tận tình cho gia đình về vấn đề dự phòng chống tái phát (bệnh tâm thần phân liệt uống thuốc điều trị, chống tái phát suốt đời, trầm cảm và rối loạn lo âu sẽ uống thuốc cho đến khi hết triệu chứng của bệnh và tiếp tục uống hai tháng tiếp theo chống tái phát). Tuyên truyền, vận động giúp gia đình người bệnh hiểu được vai trò của người nhà bệnh nhân trong việc điều trị bệnh lý tâm thần, chia sẻ với họ để quan tâm, thông cảm hơn với người bệnh và hỗ trợ bác sĩ điều trị.

NGỌC THIỆN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh