Chưa bổ sung cước vận tải vào danh mục bình ổn giá
- Huyệt vị
- 15:24 - 14/05/2015
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Tài chính, thị trường vận chuyển bằng xe ô tô là thị trường có tính cạnh tranh cao với nhiều người mua và nhiều người bán, thông tin giá cước được niêm yết công khai tại nơi bán vé và mặt ngoài trên phương tiện vận chuyển.
Theo thống kê, hiện tại có khoảng 2.681 doanh nghiệp, 568 hợp tác xã, hộ kinh doanh gia đình tham gia thị trường kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Trong môi trường cạnh tranh, để tồn tại và phát triển, các đơn vị vận tải bằng xe ô tô cạnh tranh không chỉ bằng chất lượng dịch vụ mà còn cạnh tranh về giá cước. Giá cước vận tải ô tô phụ thuộc vào loại phương tiện, quy mô đơn vị vận tải, cự ly vận chuyển, tuyến vận chuyển, chất lượng dịch vụ nên có nhiều mức giá khác nhau.
Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Luật Giá khó thực hiện, nhất là biện pháp quy định giá trần- đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Ngoài ra, các quy định hiện hành (Luật Giao thông đường bộ, Luật Giá và pháp luật hiện hành) quy định cơ chế quản lý giá cước bằng xe ôtô theo nguyên tắc thị trường. Các đơn vị tự quy định giá cước theo cơ chế thị trường và kê khai giá với cơ quan Nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, quy định này hoàn toàn phù hợp và tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện việc quản lý giá cước vận tải bằng ô tô theo quy định hiện hành.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị chưa bổ sung dịch vụ vận tải bằng ô tô vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.