THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:52

Chủ tịch Hồ Chí Minh và hành trình đến nước Mỹ

 

Tiếp nhn nhng tư tưởng tiến b 

          Tại nước Mỹ, từ năm 1912 đến 1913, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ba lần tiếp xúc và nói chuyện với nhà văn Mỹ Anne Louis Strong. Những câu chuyện giữa hai người thường xoay quanh chủ đề liên quan đến vấn đề giải phóng dân tộc khỏi nô lệ áp bức.

Nguyễn Tất Thành nói với nhà văn Mỹ: “Nhân dân Vit Nam ... lúc này thường t hi: Ai là người s giúp mình thoát khi ách thng tr ca Pháp? Người này ch là Nht, người khác ch là Anh, có người li cho là M. Tôi thy phi đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét h làm ăn ra sao, tôi s tr v giúp đng bào tôi”.

          Tại thành phố New York, Nguyễn Tất Thành vừa đi làm thuê kiếm sống, vừa nghiên cứu lịch sử hình thành nước Mỹ. Một thời gian sau, Người đến thành phố Boston, vùng hải cảng thuộc bang Massachuset. Đây là chiếc nôi của nền văn hóa Mỹ, nơi nổ ra cuộc kháng chiến đầu tiên của nhân dân Mỹ chống ách đô hộ thực dân Anh.

Bác Hồ thăm Cộng hòa Ấn Độ, năm 1958 (ảnh tư liệu).


Cũng tại thành phố Boston, Nguyễn Tất Thành đã đọc và nghiền ngẫm bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Có thể coi đó là một sự kiện rất quan trọng, bởi bản tuyên ngôn này đã gây cảm hứng cho Người trên hành trình đi tìm đường cứu nước sau này.Trong bản Tuyên ngôn độc lập này, Nguyễn Tất Thành rất thích câu:“Thượng đế sinh ra con người, ai cũng có quyn t do bình đng...”

Người đã không ngừng học hỏi và tiếp thu những giá trị về tư tưởng văn hóa, nền văn minh của nước Mỹ với hy vọng sẽ mang những tinh hoa ấy về cho đồng bào mình. Trong đó, có tư tưởng xây dựng một nhà nước pháp quyền, được Bác thể hiện khá rõ nét trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946.

Trong bản Hiến pháp năm 1946, Hồ Chí Minh đã thể hiện bản chất “Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Điều lý thú nhất chính là ở chỗ Bác đã tiếp thu một cách sáng tạo tư tưởng nhà nước pháp quyền từ Abraham Lincoln-Tổng thống đã tạo dựng những nền tảng tư tưởng tiến bộ, ghi dấu ấn lớn trong lịch sử Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ năm 1861 đến nay. Ông Lincoln là người đã từng phát động cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ, với tuyên bố: “Chế đ dân ch là chính quyn ca dân, do dân và vì dân”.

Bác Hồ với các nhà ngoại giao quốc tế tại Thủ đô Hà Nội (ảnh tư liệu).

Có thể thấy, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm đến nước Mỹ vào thời bấy giờ là một sự xuất dương có chọn lọc. Người luôn ngưỡng mộ tên tuổi của G. Washington; Th. Jeffeson; Abraham Lincoln ... những nhân vật luôn đại diện cho sự công bằng, dân chủ và bình đẳng của người lao động. Nước Mỹ là quốc gia đầu tiên trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.

Tiếp sau đó Người sang Anh, rồi đến Pháp và Nga và đã bôn ba khắp thế giới suốt 30 năm, rồi Người chắt lọc, vận dụng kiến thức tinh hoa của nhân loại, áp dụng cho con đường lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng  Tám,  rồi thành lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2/9/1945. 

Ch đng đt quan quan h hp tác vi các nước ln

  Vào năm 1919, khi Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đến Paris (Pháp) để dự hội nghị Versailles (Vec-xai) với chương trình 14 điểm, đã tuyên bố một nguyên tắc thiêng liêng là: “Mọi dân tộc phải có quyền tự quyết”. Cũng tại hội nghị, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã gửi đến bản yêu sách 8 điểm, rất khiêm tốn và đúng mực. Người  chưa đòi quyền tự trị cho nước mình, mà chỉ đòi những quyền tự do tối thiểu cho dân tộc Việt Nam đang nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Đoàn công tác Chính phủ Mỹ nhận được bức thư nói trên của Nguyễn Ái Quốc và hứa sẽ trình lên Tổng thống Woodrow Wilson.

Khách sạn Ommi Parker(TP Boston)-nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc khi đến nước Mỹ.


          Năm 1942, từ căn cứ Việt Bắc, Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc. Thông qua Tưởng Giới Thạch, Bác muốn tranh thủ sự giúp đỡ của nước Mỹ, để tiến hành xây dựng lực lượng cách mạng vốn còn non trẻ ở Đông Dương.

Theo lịch sử ghi nhận, tuy mối quan hệ giữa Chính phủ Mỹ và cách mạng Việt Nam thời điểm đó không được tốt, thế nhưng Hồ Chí Minh vẫn sẵn sàng giúp đỡ người Mỹ trong công cuộc chiến đấu với phát xít Nhật, cung cấp cho quân đồng minh chống phát xít những tin tình báo quan trọng về hoạt động của quân đội Nhật ở vùng Đông Dương. Hồ Chí Minh không cần đòi hỏi phía Mỹ giúp đỡ về vật chất, mà chỉ muốn họ ủng hộ và công nhận vai trò của tổ chức yêu nước cách mạng Việt Nam.

          Sau Cách mạng tháng 8/1945, dù nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa đặt được quan hệ ngoại giao chính thức với Chính phủ Mỹ, nhưng Hồ Chí Minh vẫn luôn chú trọng đến công tác đối ngoại với các nước lớn trên thế giới. Cách mạng tháng Tám  thành công, Người  đã tiếp xúc với tướng Gallagher-lúc bấy giờ đang đứng đầu phái bộ quân sự Mỹ tại Hà Nội và lập ra “Hội hữu nghị Mỹ - Việt” vào đầu năm 1946. 

Cũng trong năm này Bác đã tiếp đón trọng thị các nhân vật quan trọng của Chính phủ Mỹ như: George, Bí thư Đại sứ quán Mỹ ở Paris, Low Moffat, trưởng ban Đông Nam Á(Bộ Ngoại giao Mỹ) tại Hà Nội… Trong bản báo cáo của một nhà ngoại giao Mỹ gửi Tổng thống Hoa Kỳ năm 1946, có đoạn: “Hồ Chí Minh là một người cộng sản. Nhưng trước hết ông là nhà yêu nước nhiệt thành, muốn xây dựng một nhà nước Việt Nam có tính dân tộc cao”.

          Vào năm 1949, Tổng lãnh sự Mỹ ở Đông Dương cũng từng nhận xét rằng: Hồ Chí Minh muốn tranh thủ thái độ của người Mỹ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến ở Việt Nam. Ông cho rằng Mỹ nên có một giải pháp ủng hộ chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh, nhiều nhân vật quan trọng của chính phủ Mỹ thời ấy đã đồng tình với quan điểm của vị Tổng lãnh sự này... 

Nguyễn Tấn Tuấn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh