CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:16

Chủ động triển khai các hoạt động dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

 

Về nguyên tắc, điều kiện, phương thức, nội dung và mức hỗ trợ, các đại phương thực hiện theo Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/2/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Các địa phương nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững.

 

Sở LĐ-TB&XH các tỉnh/thành phố phối hợp với Sở NN&PTNT cùng các sở, ngành liên quan lập kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt để chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn. Chủ động tham mưu Chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo với Hội đồng nhân dân cùng cấp để có giải pháp phù hợp, kịp thời phê duyệt mức chi chuyên môn thực hiện dự án theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính trong khi chưa có hướng dẫn khác, hoặc bổ sung, chỉnh lý.

Về quy trình xây dựng, thực hiện, đối với mô hình giảm nghèo do Bộ, ngành quản lý, chỉ đạo thực hiện: Các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị được bố trí kinh phí để thực hiện nhân rộng mô hình giảm nghèo thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH (Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo) về loại mô hình, mục tiêu, nội dung, địa bàn, thời gian và kinh phí thực hiện; lập kế hoạch triển khai, xây dựng các dự án mô hình cụ thể, trình Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt để triển khai thực hiện. Phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án mô hình giảm nghèo; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện dự án theo định kỳ và hàng năm về Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo để tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định.

Đối với mô hình giảm nghèo do địa phương thực hiện, UBND cấp tỉnh giao Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT và các sở, ngành liên quan khảo sát lựa chọn địa bàn, lập kế hoạch triển khai, xây dựng các dự án cụ thể, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt để chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện báo cáo theo định kỳ và hàng năm về UBND cấp tỉnh và Bộ LĐ-TB&XH (Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo). UBND cấp huyện giao Phòng LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn hướng dẫn cơ sở xây dựng và thực hiện dự án. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện báo cáo theo định kỳ và hàng năm về UBND cấp huyện và Sở LĐ-TB&XH.

UBND cấp xã hướng dẫn cộng đồng xây dựng dự án, thẩm định, trình Chủ tịchUBND cấp huyện phê duyệt dự án, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện báo cáo theo định kỳ và hàng năm về Phòng LĐ-TB&XH. Cộng đồng đề xuất, xây dựng dự án, UBND cấp xã thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt, trực tiếp triển khai thực hiện dự án, đánh giá kết quả và báo cáo theo quy định”.

Về phương thức luân chuyển nguồn kinh phí hỗ trợ: UBND cấp xã họp bàn với cộng đồng và người dân tham gia dự án thống nhất xây dựng, ban hành quy chế thu hồi, luân chuyển (hình thức, định mức và lộ trình thực hiện) một phần kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho các hộ gia đình tham gia dự án để luân chuyển, hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo khác trên địa bàn.

Về công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án: Thực hiện theo Thông tư số 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh