THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 11:02

Chiến lược và quy hoạch phát triển Điện ảnh Thanh Hóa

 

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng Trung tâm Điện ảnh Thanh Hóa thành Trung tâm phát triển toàn diện trong hệ thống phát hành, phổ biến phim trên địa bàn toàn tỉnh và trong hệ thống của ngành Điện ảnh Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống, văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, theo tinh thần Nghị Quyết 33-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (Khóa XI). Đồng thời, ưu tiên thực hiện dự án xây dựng cụm rạp chiếu phim loại I tại TP.Thanh Hóa; từng bước đầu tư, nâng cấp, xây mới rạp chiếu phim, cụm rạp chiếu phim có chất lượng cao, hiện đại tại các khu đô thị, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh.

Một buổi chiếu phim phục vụ nhân dân tại xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy,) của Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Thanh Hóa. 

Đến năm 2020, hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất từ 2 đến 3 phim/năm cho thể loại phim tài liệu - khoa học, giới thiệu tiềm năng du lịch, văn hóa – lịch sử quê hương Thanh Hóa. Đến năm 2030 sản xuất từ 1 đến 2 phim truyện/năm (phim sản xuất từ nguồn kinh phí xã hội hóa); từ 3 đến 5 phim/năm cho thể loại phim tài liệu - khoa học, giới thiệu tiềm năng du lịch, văn hóa – lịch sử (phim sản xuất theo đơn đặt hàng của tỉnh hoặc từ nguồn kinh phí xã hội hóa).

Ngoài ra, công tác chiếu phim lưu động trong năm 2015 phấn đấu đạt 1.400 buổi chiếu/năm; năm 2020 đạt 1.600 buổi/năm với số lượng người xem từ 300 đến 400 người xem/buổi; đến năm 2030 đạt 1.800 buổi/năm với số lượng người xem từ 400 đến 500 người xem/buổi.

Do vậy, cần triển khai thực hiện quy hoạch diện tích đất dành cho xây dựng cụm rạp chiếu phim loại I tại TP.Thanh Hóa, rạp chiếu phim tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, Khu đô thị Ngọc Lặc, Khu công nghiệp mía đường Lam Sơn – Sao Vàng, thị xã Bỉm Sơn và thị xã Sầm Sơn.

Trong đó, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, đầu tư xây dựng mới cụm rạp chiếu phim loại I tại TP. Thanh Hóa có quy mô 5 phòng chiếu, 1.000 ghế ngồi trên diện tích từ 3 đến 5 ha với công nghệ và trang bị máy móc hiện đại; giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng các công trình thiết chế văn hóa tổng hợp gồm 1 đến 3 chức năng tại thị xã Bỉm Sơn, đô thị Nghi Sơn, đô thị Ngọc Lặc, khu công nghiệp – công nghệ cao gắn với đô thị Lam Sơn – sao Vàng, với quy mô 600 ghế.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị có liên quan triển khai, thực hiện bảo đảm chất lượng, kịp thời các  mục tiêu, nhiệm vụ về thực hiện Chiến lược vào quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh; hoạt động điện ảnh phải xuất phát từ yêu cầu và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, của ngành và của các địa phương, cơ sở; các nhiệm vụ giải pháp, chính sách đề ra trong kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi, có sự liên kết, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu của chiến lược và quy hoạch; đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ quản, các cấp, các ngành, địa phương, đồng thời bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa với các cấp, các ngành trong tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai kế hoạch.

Hoàng Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh