THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 10:30

Gắn kết nhà trường và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng giáo GDNN

Ngài Andreas Siegel Tổng lãnh sự của Đức phát biểu khai mạc Hội thảo

 

Với sự tham gia của Lãnh đạo Tổng cục GDNN, Cơ quan quản lý nhà nước về GDNN, Tổng lãnh sự của CHLB Đức tại TP Hồ Chí Minh, Chương trình đổi mới đào tạo nghề của Đức tại Việt Nam, các chuyên gia quốc tế đến từ Cộng hòa liên bang Đức, Đại diện Đại sứ quán Úc, VCCI, Cục Việc làm, các Hiệp hội nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp có quan hệ trong GDNN. Hội thảo nhằm trao đổi và cùng xây dựng hiểu biết chung về hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, và cơ sở GDNN với khu vực doanh nghiệp trong việc phát triển các tiêu chuẩn đầu ra và chương trình có tính hướng cầu, hợp tác đào tạo có cấu trúc và đánh giá năng lực người học: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học từ các mô hình hợp tác thí điểm Việt – Đức và phản hồi chung về các kết luận và khuyến nghị về định hướng phát triển.

 

Quang cảnh hội thảo

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Trương Anh Dũng đã nhấn mạnh: Một trong những vấn đề quan trọng nhất của GDNN là đáp ứng của doanh nghiệp và thị trường lao động về một lực lượng lao động trực tiếp có kỹ năng tay nghề thái độ phù hợp với trình độ đào tạo, đây là tiêu chí quan trọng của hệ thống GDNN hiệu quả. Về phía doanh nghiệp, thị trường lao động luôn cần một lực lương lao động được đào tạo để tăng năng suất hiệu quả, lợi nhuận của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh. Về nguyên lý quan hệ giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp là quan hệ tự thân vì lợi ích của cả 2 bên, nhưng thực tế lại không chặt chẽ và chưa hiệu quả. Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH xác định gắn kết giữa GDNN với DN là giải pháp đột nâng cao chất lượng GDNN. Hội thảo cần xem xét từ những chủ trương, chính sách của Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế để tìm giải pháp tháo gỡ cho cơ chế, chính sách; công tác tổ chức thực hiện; công tác truyền thông để mối quan hệ giữa GDNN và doanh nghiệp, thị trường lao động gắn bó chặt chẽ; 2 bên đều được hưởng lợi. 
Các chuyên đề trình bày tại Hội thảo về khung pháp lý và chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia vào GDNN ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong việc đưa DN tham gia xây dựng chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra; đánh giá người học; những bài học kinh nghiệm về mô hình do Đức đang triển khai tại Việt Nam.
Để gắn DN với GDNN một trong những giải pháp đột phá làm lên thành công đó là việc đào tạo tại doanh nghiệp với việc xây dựng, phát triển đội ngũ người đào tạo tại doanh nghiệp. Một cuộc Hội thảo Nâng cao năng lực cán bộ đào tạo trong doanh nghiệp, các khía cạnh pháp lý và chính sách liên quan đến xúc tiến các kỳ học tại doanh nghiệp. Kinh nghiệm quốc tế về vai trò và yêu cầu năng lực; cấp chứng chỉ cho người đào tạo trong doanh nghiệp cũng đã được thực hiện.


TS Trương Anh Dũng Phó TCT Tổng cục GDNN gặp gỡ các chuyên gia của Đức và ngài Tổng lãnh sự Đức

 

Từ kinh nghiệm của Đức các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam để tăng cường mối quan hệ hiệu quả giữa GDNN và DN, thị trường lao động nên thiết lập Ban tư vấn ngành hoặc Hội đồng ngành để có thể tham gia vào xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo và đánh giá người học. Thiết lập quan hệ giữa doanh và học viên ngay từ khi bắt đầu đào tạo nghề. Tăng cường và mở rộng hợp tác giữa các cơ sở GDNN, người học, doanh nghiệp và Hiệp hội nghề nghiệp ở tất cả các cấp. Thiết lập một hệ thống quốc gia về đào tạo và đánh giá người đào tạo tại doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm của các cơ sở GDNN đang triển khai thí điểm theo mô hình của Đức các cơ sở đã khuyến nghị áp dụng mô hình đào tạo phối hợp giữa nhà trường và DN với việc phối hợp trong công tác tuyển sinh và phối hợp đào tạo tại doanh nghiệp và phải vận dụng phù hợp với từng loại hình DN.


PHƯƠNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh