Châu Thành (An Giang): Nông thôn khởi sắc, nông dân đổi đời
- Dược liệu
- 17:51 - 26/05/2017
Từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, toàn huyện Châu Thành đã huy động được nguồn lực phát huy thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, đầu tư thực hiện xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng và cơ giới hóa trong sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị.
Đồng thời huyện tổ chức sản xuất, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo mô hình hợp tác xã kiểu mới bước đầu đã đem lại hiệu quả đáng kể.
Với hướng đi này, sản phẩm của người nông dân làm ra đạt chất lượng, năng suất cao hơn vì thế lợi nhuận tăng, góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng bền vững.
Năm 2016 là năm đầu tiên huyện thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, là năm có ý nghĩa quan trọng để tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhằm thực hiện hiệu quả những mục tiêu do Nghị quyết đề ra, các cấp các ngành tập trung nỗ lực phấn đấu và có những giải pháp tích cực.
Trong đó tập trung thực hiện mộ số nhiệm vụ trọng tâm như tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện có hiệu quả đề án cơ cấu nông nghiệp, chú trọng việc việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm.
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với ngành nghề là thế mạnh của huyện. Cụ thể là quy hoạch, duy trì và phát triển làng nghề truyền thống may mùng, mền xã Bình Hòa, làng nghề sản xuất bẫy rập chuột thị trấn An Châu…
Từ đó góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định¸nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động vùng nông. Tromg quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, huyện phấn đấu đến năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp là 3,9%/ năm.
Vùng chuyên canh lúa giống chất lượng cao đem lại lợi nhuận cao đã và đang được nhân rộng ở địa phương
Trong giai đoạn 2016 – 2020, phấn đấu đến 2020 thu nhập người dân nông thôn đạt 52 triệu đồng/ người/ năm, giá trị sản xuất đất nông nghiệp bình quân đạt 198 triệu đồng/ ha.
Hiện nay huyện đã từng bước hình thành và phát triển vùng sản xuất lúa giống tại các xã: Vĩnh Nhuận, Cần Đăng, Bình Hòa, Vĩnh Hanh.
Đến năm 2020, huyện cũng sẽ hình thành vùng chuyên canh rau màu với quy mô khoảng 1.000 ha tại các xã: Bình Thạnh, Bình Hòa, Cần Đăng…
Song song đó, bằng nhiều nguồn huy động khác huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, xây dựng cơ sở vật chất trường học, phát triển mạng lưới bưu điện, nhà ở dân cư, chợ nông thôn, nâng cao chất lượng phục vụ y tế, phát triển giáo dục, văn hóa, vệ sinh môi trường…
Những việc làm thiết thực trên đã thực sự làm cho hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn ở các xã có nhiều thay đổi. Tính đến cuối năm 2015, huyện đã có xã Vĩnh Thành là xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Ngoài ra có 5 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí như xã Vĩnh Thuật 14 tiêu chí, xã Cần Đăng, Bình Hòa, An Hòa, Vĩnh Bình đạt 11 tiêu chí. Trong giai đoạn 2016 – 2020 huyện phấn đấu thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện là 50%.
Có được những thành tưu kể trên có thể khẳng định, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân. Họ hiểu rằng xây dựng nông thôn mới chính là thực hiện mục tiêu xóa nghèo, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và là mục tiêu không chỉ trước mắt mà là lâu dài của Đảng bộ chính quyến và nhân dân huyện Châu Thành.