THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:57

“Chào 2017”: Hội tụ tinh hoa nghệ thuật

 

Với thời lượng 120 phút, “Chào 2017” sẽ diễn ra với 2 phần nội dung chính. Trong đó, màn khai từ là trình diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam với bản giao hưởng “Người về đem tới ngày vui” (âm nhạc: Văn Cao - Trọng Bằng, chỉ huy: Nhạc trưởng Honna Tetsuji. Trong nội dung chính gồm các tiết mục nghệ thuật truyền thống đặc sắc và các tác phẩm nghệ thuật ca múa nhạc phát triển từ chất liệu dân gian, truyền thống cùng một số tác phẩm cổ điển châu Âu. Theo đó, sẽ có những tiết mục dàn dựng đặc biệt như nhạc cảnh “Cung chúc tân xuân” với sự phối hợp biểu diễn giữa các làn điệu (Chèo) Sử xuân và Tứ quý cùng Hề mồi, Hề gậy, Múa cờ và “Ông già cõng vợ đi xem hội” (Tuồng) do nghệ sĩ Nhà hát Chèo VN và Nhà hát Tuồng Việt Nam phối hợp biểu diễn. Nhiều ca khúc ở nhiều thể loại được các nghệ sĩ, ca sĩ tên tuổi của các đơn vị nghệ thuật trình diễn như: “Bài vọng cổ tôi yêu” (NSND Vương Hà); “Gọi Anh” (NSƯT Mã Minh Huệ và tốp múa Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc; hát Chầu văn “Huế trọn nghĩa tình” (ca sĩ Mai Chung và tốp múa Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam), “Mẹ yêu con” (ca sĩ Anh Thơ và Dàn nhạc Giao hưởng dân tộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam thực hiện); “Tổ quốc gọi tên mình” (NSƯT Tạ Minh Tâm và tốp múa Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam), Hòa tấu “Ngư phủ Triều khúc” (ca sĩ Đức Liên và Dàn nhạc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam), “Thời hoa đỏ” (NSND Thái Bảo trên nền tốp múa Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam)...

 

Ảnh minh họa

 

Bên cạnh đó còn có các tiết mục song ca và biểu diễn tập thể: Múa rối Vũ điệu tâm linh (Nhà hát Múa rối Việt Nam), Múa những bông đỏ của rừng (tốp múa nữ Nhà hát Ca múa nhạc Dân gian Việt Bắc), Tình ca mùa xuân (Song ca nam nữ và tốp múa Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam), Lời ru của rừng (tốp múa Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam), Acapella Dòng sông thương nhớ (song ca cùng dàn ca sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam), Song tấu sáo trúc Cánh chim tự do (Nhà hát Nghệ thuật đương đại VN), Những ánh trăng đỏ (tốp múa Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam), Ballet Những đóa hồng (tốp múa Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam).

BTC cho biết, chương trình sẽ Quy tụ lực lượng tác giả, đạo diễn, biên đạo múa, nhạc sĩ và nghệ sĩ biểu diễn đều là những đại diện tiêu biểu, nòng cốt của hai loại hình nghệ thuật sân khấu và ca múa nhạc. Thiết kế sân khấu của chương trình sẽ được làm mới và có hệ thống màn hình LED thay thế cho phông phía sau và hai bên cánh gà. Các nhà thiết kế sẽ sử dụng phông mềm, máy chiếu để thay đổi không gian, chuyển cảnh, đạo cụ, sắp xếp đội hình nhạc công, nghệ sĩ cho các tiết mục sử dụng nhiều nhạc cụ, diễn viên. Chương trình nghệ thuật “Chào 2017” sẽ mang tới cho khán giả thủ đô một chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp được dàn dựng công phu, thiết kế quy mô và một không gian thưởng thức nghệ thuật tinh tế, sang trọng.

Cũng trong dịp này, đại nhạc hội Chào 2017 với chủ đề “Hãy yêu nhau đi” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức lên sóng VTV1 vào ngày 1/1//2017 quy tụ những ngôi sao ca nhạc hàng đầu Việt Nam, được dàn dựng công phu, hứa hẹn mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả. Đây là chương trình mở đầu năm mới dương lịch trên sóng VTV. Giống như các năm trước, đại nhạc hội lần này quy tụ nhiều ca sĩ nổi tiếng trong nước với những tiết mục nghệ thuật rộn ràng đón chào năm mới. Với chủ đề "Hãy yêu nhau đi!", từng ca khúc trong Chào 2017 sẽ chứa đựng tình yêu thương, sự sẻ chia lan tỏa đến khán giả truyền hình cả nước.

Theo đạo diễn - NSƯT Đỗ Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình, Đài THVN), đại nhạc hội Chào 2017 có sự đầu tư nhiều hơn cho phần âm nhạc với sự tham gia của nhạc sĩ Đỗ Bảo . Những ca khúc được lựa chọn mang âm hưởng tươi sáng, thể hiện tình yêu đối với cuộc sống, đối với thiên nhiên. Bên cạnh đó, phần dàn dựng sân khấu cũng được chú trọng hơn với những hiệu ứng từ màn hình LED và các đạo cụ đặc biệt để tạo nên những hình ảnh khác biệt trong từng ca khúc trên sân khấu.

DUY LINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh