THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:12

Chậm lại một chút thôi !

 

Nhưng, dường như với nhiều người chưa từng phải chịu cảnh khổ đau đó, câu nói ấy chưa đủ để thấm thía. Bởi, mỗi ngày, vẫn có hơn 30 người bước chân ra khỏi nhà và không bao giờ trở về nữa. Mỗi ngày, trên các nẻo đường vẫn xảy ra hàng chục vụ tai nạn giao thông thương tâm và mỗi ngày, máu vẫn đổ trên những cung đường ấy. Hàng chục gia đình tan nát, hàng trăm người đau xé lòng vì mất người thân yêu. Ùn tắc giao thông luôn là nỗi ám ảnh thường trực với người dân các thành phố lớn ( Ảnh minh họa)


Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia,Việt Nam hiện đứng thứ 11 trong số các nước có số người chết vì tai nạn giao thông nhiều nhất trên thế giới. Trung bình mỗi ngày có gần 100 vụ TNGT và làm chết hơn 30 người, trên 30 gia đình mất người thân, 200 gia đình phải chịu mất đi những tổn thất về vật chất và tinh thần do tai nạn giao thông để lại

TNGT là có thể nói như một sự kinh hoàng của xã hội nói chung và những người tham gia giao thông nói riêng.

Ai cũng biết phần lớn các vụ TNGT là từ hoạt động giao thông đường bộ. Hình ảnh những ngã ba, ngã tư luôn chật cứng ô tô, xe máy chậm chạp di chuyển không hàng, không lối trong những giờ cao điểm, những khuôn mặt cáu gắt, mệt mỏi, những tiếng còi xe inh ỏi lẫn khói bụi mù mịt là chuyện xảy ra hàng ngày tại các đô thị lớn.

Nguyên nhân chính dẫn đến những TNGT thương tâm này hầu hết là do sự cẩu thả, không tuân thủ luật giao thông, luôn cố gắng vượt xe, giành đường của người khác, với suy nghĩ rằng đường mình thì mình cứ đi, người khác thấy phải tránh mình. Thói quen vội vã, tranh thủ và vô luật lệ, ý thức chen lấn, không ai chịu nhường ai ... là điều quá đỗi bình thường trong văn hóa giao thông xứ Việt

Nhìn những cháu học sinh, những người già vất vả tránh từng chiếc xe lao vun vút để sang đường, mặc dù họ đi trên vạch dành cho người đi bộ lẫn những nơi có biển hạn chế tốc độ như cổng trường học, bệnh viện... mới thấy ý thức và sự văn minh khi tham gia giao thông của người Việt quá thấp.

Khi luồng giao thông quá dày đặc trong những giao cắt đồng mức, và những người vượt đèn đỏ, lấn làn, vượt tuyến có tốc độ di chuyển khá cao thì sự va chạm dẫn đến TNGT là hậu quả tất yếu

Có thể thấy rằng, văn hóa xếp hàng ở Việt Nam còn vô cùng hạn chế, dễ nhận thấy nhất là khi tham gia giao thông. Dòng phương tiện tham gia giao thông một cách hỗn loạn, xe máy tùy tiện rẽ các hướng mà không hề quan sát, không bật báo hiệu, qua đường cắt mạt ô tô, đi kẹp 3,4 người, không đội mũ bảo hiểm hay vượt đèn đỏ...Những việc làm vô ý nhưng đem đến những hậu quả khôn lường, nhiều cái chết vô nghĩa vẫn xảy ra hàng ngày nhưng sự cố tình vi phạm luật giao thông vẫn diễn ra vô tư lự mà không màng đến sự an toàn của bản thân và của người khác

Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, đi đường rất mệt mỏi, dễ bị stress. Với tâm lý ai cũng muốn mau mau tới công sở hay về tới nhà chui vào phòng điều hòa. Vì thế không tránh khỏi tâm lý vội vã, nôn nóng khi đi đường. Nhưng hãy nghĩ rằng, khi nắng chiếu cả con đường thì một chút bóng râm cũng không che được bao nhiêu, một phút phơi nắng cũng không làm cho da mình đen thêm. Vì thế, nếu trời nắng thì ta hãy mặc áo chống nắng, đội mũ bảo hiểm, đeo kính râm vào, rồi đi đứng nghiêm chỉnh là sẽ tới đích an toàn

Có một khẩu hiệu về giao thông rất hay, đó là: “Nhanh một phút, chậm cả đời”. Vượt đèn đỏ chỉ nhanh hơn được chưa tới 1 phút, nhưng hậu quả để lại thì vô cùng khôn lường. Tai nạn xảy ra, không chết người đã là may, nếu bị thương tật dù nặng hay nhẹ đương nhiên sẽ khiến cho nạn nhân bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc đời.

Bộ Giao thông vận tải đã có nhiều chiến dịch ra quân rầm rộ, tốn kém nhưng tai nạn giao thông vẫn không giảm, "đâu lại hoàn đấy". Tai nạn giao thông đã trở thành nỗi lo thường trực của người dân, bởi có quá nhiều người bước chân ra khỏi nhà mà không có cơ hội trở về. Nỗi ám ảnh tai nạn giao thông đối với người đi đường biết đến bao giờ mới chấm dứt ? câu trả lời dường như là một ẩn số. Thiết nghĩ, để hạn chế tai nạn giao thông, bên cạnh việc tăng cường tuần tra, xử phạt nghiêm người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, siết chặt các quy định bắt buộc liên quan đến việc tham gia giao thông. Và quan trọng hơn hết đó là bản thân mỗi người tham gia giao thông hãy nâng cao ý thức chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông, có lương tâm và trách nhiệm với tính mạng, tài sản của chính bản thân mình và của những người khác. Không những vậy, hãy phổ biến, lan rộng cho cộng đồng để người dân quen dần với việc tham gia giao thông một cách nghiêm chỉnh và đúng pháp luật

Hiện thế giới đang ở rất xa chúng ta về văn hóa tham gia giao thông, nếu không có những biện pháp mạnh để loại bỏ thói quen khi tham gia giao thông một cách bữa bãi, vô trách nhiệm thì chúng ta sẽ mang cả thói quen đó vào cuộc sống hàng ngày và dẫn đến những hậu quả khó lường, Mong rằng, mỗi người trong chúng ta hãy biết yêu quý bản thân, học cách nhường nhịn khi tham gia giao thông để không còn những cái chết vô nghĩa.

Trịnh Huệ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh