CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:19

Cầu Sài Gòn chứng tích lịch sử

 

Mệnh lệnh của Bộ Chính trị: "Tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống đối của chúng". Trên đường tiến quân ồ ạt vào Sài Gòn, quân đội ta đã nhận định, phải bảo vệ tuyệt đối an toàn cho toàn bộ những cây cầu then chốt dẫn quân vào trung tâm của địch. Nếu như một trong số những cây cầu trọng yếu như cầu Đồng Nai, cầu Rạch Chiếc, cầu Sài Gòn, cầu Bến Lức, cầu Bình Triệu… thất thủ thì chiến dịch Hồ Chí Minh sẽ bị thiệt hại vô cùng lớn và thời gian quyết định giải phóng Sài Gòn sẽ khó thực hiện đúng và chắc thắng.

Cầu Sài Gòn luôn tấp nập người qua lại

Trước đó nhiều ngày, Trung đoàn 198 đặc công của Tây Nguyên đã thực hiện việc đánh chiếm cầu Bông (Củ Chi), Cầu Xáng (Hốc Môn), là những điểm quan trọng nằm trên các con đường khác dẫn vào trung tâm Sài Gòn. Trung đoàn 116 đặc công cũng đã đánh chiếm và làm chủ cây cầu Đồng Nai, giữ vững cửa ngõ để quân ta tiến vào Sài Gòn… Nhưng ác liệt nhất là các trận đánh giữ vững cầu Sài Gòn, cửa ngõ phía đông của thành phố. Tại cây cầu này, Tiểu đoàn 4 Thủ Đức đã chiến đấu quyết liệt, giằng co với địch từ đêm 29 rạng sáng 30/4, đến 7 giờ sáng ngày 30/4 mới chiếm lại được đầu cầu phía Đông. Nhưng khi Đoàn xe tăng lữ đoàn 203 đến đầu cầu Sài Gòn, 2 xe dẫn đầu đội hình tăng tốc vượt qua được nửa cầu thì bị xe tăng địch ở phía Tây vòm cầu bắn cháy. Đội hình xe tăng quân giải phóng phải dừng lại ở đầu cầu phía Tây.

Đẹp lung linh mỗi khi đêm về

Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn xe tăng Ngô Văn Nhỡ cầm cờ hiệu và điện đài chỉ huy tốp xe dẫn đầu vượt cầu lại bị trúng đạn địch và hy sinh trên tháp pháo. Lữ đoàn phó Trần Minh Công lên chỉ huy vượt cầu. Địch tiếp tục bắn hỏng thêm 2 xe tăng. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận và chính trị viên Vũ Đặng Toàn chỉ huy đại đội 4 vượt qua cầu. Địch lui về ngã tư Hàng xanh, ta bám sát và bắn cháy một xe tăng của chúng tại đây. Các lực lượng tại chỗ bao vây, vận động vô hiệu hóa một số xe khác. Từ đó, đoàn quân giải phóng hùng mạnh của ta ồ ạt tiến thẳng vào căn cứ cuối cùng của địch và buộc chúng phải buông súng đầu hàng vô điều kiện.

Để có được chiến thắng vang dội ngày ấy, phải kể đến các đội quân anh dũng đã ngày đêm bảo vệ cho sự an toàn của cây cầu sung yếu nhất này. Trung đoàn Nhẩy dù 12 đã được Bộ Chính trị giao trọng trách phải ngày đêm phối hợp với Hải quân Tân Cảng để phản công tái chiếm phần cầu Sài Gòn bị địch chiếm giữ và khai thông xa lộ trong thời gian ngắn nhất. Trung đoàn sẽ sử dụng tàu của Hải quân Tân Cảng để vượt sông từ hai mặt Nam và Bắc của cây cầu và hai cánh quân sẽ tấn công các vị trí của địch từ hai gọng kìm này. Trong khi đó Đại đội 121 của Trung úy Nguyễn Văn Nam chỉ định nằm lại tại chân cầu làm lực lượng trù bị và hỗ trợ cho các cánh quân vượt sông. Có lẽ do những tiếng súng nổ rền vang trên cầu nên Đại đội 122 đổ bộ lên bờ đông sông Sài Gòn không bị địch phát hiện. Từ đó, các cánh quân lặng lẽ vượt mấy con rạch nhỏ nằm song song với xa lộ dẫn vào trung tâm.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cầu Sài Gòn từng là nơi mà các chiến sĩ bộ đội đặc công và biệt động thành đã bí mật qua lại để triển khai nhiều trận đánh lớn nhỏ vào nội ô Sài Gòn. Những ngày chiến dịch Hồ Chí Minh đi vào kết thúc, khi những đoàn quân giải phóng hành quân từ năm mũi hướng vào căn cứ của địch, thì cầu Sài Gòn là một điểm trọng yếu mà các chiến sĩ biệt động Thành Sài Gòn phải quyết giữ để các binh đoàn chủ lực ta hành quân vào nội thành.  Một hình ảnh đẹp mà các sĩ quan, chiến sĩ của Ðại đội 7, Lữ đoàn Tăng 203, Quân đoàn 2 nhớ mãi là khi vượt qua cầu Sài Gòn vào hơn 10 giờ sáng 30/4/1975, chiến sĩ nữ biệt động thành, chị Trung Kiên đã túc trực sẵn tại cầu Sài Gòn để dẫn đường cho đoàn xe tăng của Quân đoàn 2 tiến thẳng vào hướng Dinh Ðộc lập.

  Những công trình soi bóng trên sông Sài Gòn

  Cầu Sài Gòn được Công ty Johnson Drake and Piper thi công từ tháng 11/1958 đến ngày 28/6/1961 thì hoàn thành. Cầu dài 986,12 m, gồm 32 nhịp, trong đó có ba nhịp với chiều dài 267,45 m. Cầu được sửa chữa 3 lần vào các năm 1995, 1996. Năm 1998, cầu được tiến hành nâng cấp và sửa chữa với tổng kinh phí 54 triệu franc từ nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Pháp và đến tháng 6 năm 2000 thì hoàn thành. Sau khi nâng cấp, mặt cầu được mở rộng từ 19,63m lên 24m đạt tải trọng H30-XB80, có 4 làn xe, có tải trọng 32 tấn, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng cao của TP.HCM.

NGỌC THIỆN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh