THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:56

Canh tác cà phê thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên

Hội nghị là khâu đầu tiên đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho chương trình "Canh tác cà phê thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên" giai đoạn 2023-2025. Với sự tham gia của các quan chức lãnh đạo, chuyên gia nông nghiệp và đại diện đến từ nhiều cơ quan liên quan, hội nghị đã tập trung vào việc giới thiệu, thảo luận và trao đổi về việc chọn lựa địa điểm triển khai chương trình, cũng như tập huấn cho các cán bộ tham gia trong thời gian tới.

Mục tiêu của chương trình là tìm ra những hạn chế và vấn đề tồn tại trong các vườn cà phê trồng thuần và trồng xen hiện tại, nhằm xây dựng quy trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả kinh tế cao và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời đóng góp vào phát triển kinh tế xanh và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền chia sẻ tại hội nghị.

Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền chia sẻ tại hội nghị.

Để đạt được mục tiêu này, hội nghị đã đặc biệt chú trọng vào việc tập huấn cho các bên tham gia. Điều này đảm bảo rằng sẽ có nhiều thí nghiệm chuyên sâu, từ diện hẹp đến diện rộng, từ các điều tra thực tế trên 500 hộ canh tác cà phê ở 5 tỉnh Tây Nguyên, từ phân tích 200 mẫu đất ở các tầng canh tác cà phê trong các vườn trồng thuần, trồng xen (xen sầu riêng, hồ tiêu), trong các vườn cây già cỗi, vườn cây kinh doanh sung sức… để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến quá trình canh tác cà phê hiện tại và dự báo cho 3 năm tới, đến đất trồng cà phê cũng như tìm hiểu về hệ sinh học đất.

Tây Nguyên là vùng sản xuất cà phê trọng điểm (chiếm 92% diện tích cả nước), đóng góp lớn cho xuất khẩu, trong khi dư địa phát triển còn rất nhiều. Tuy vậy, đứng trước thực trạng được cho là mang tính cấp thiết, chương trình được Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cùng các bên liên quan hợp tác triển khai thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng được quy trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu áp dụng cho từng tỉnh vùng Tây Nguyên giúp sản xuất cà phê bền vững, giảm giá thành, tăng thu nhập cho người dân và các đối tác tham gia trong chuỗi sản xuất cà phê.

TS. Phạm Anh Cường, Trưởng phòng Nghiên cứu- Phát triển sản phẩm, Công ty Bình Điền, thành viên ban cố vấn chương trình phát biểu tại hội nghị.

TS. Phạm Anh Cường, Trưởng phòng Nghiên cứu- Phát triển sản phẩm, Công ty Bình Điền, thành viên ban cố vấn chương trình phát biểu tại hội nghị.

Gần đây, sản xuất cà phê đang đối mặt với việc tăng nhanh diện tích cây trồng xen trong vườn cà phê, vừa do giá cà phê biến động nhiều, vừa thu nhập của cây trồng xen quá hấp dẫn (250 triệu đồng khi xen sầu riêng và 141 triệu đồng khi xen bơ). Theo Cục Trồng trọt, diện tích cà phê có trồng xen với các cây trồng khác năm 2021 là 169,9 ngàn ha (chiếm 26,17%), là một tỉ lệ khá cao và đang có xu hướng tăng nhanh.

Tại hội nghị, ban cố vấn chương trình đã triển khai công tác điều tra thực tế 500 hộ canh tác ở 5 tỉnh Tây Nguyên; tổ chức phân tích 200 mẫu đất ở các tầng canh tác trong các vườn trồng cà phê thuần, trồng xen (sầu riêng, hồ tiêu…), trong các vườn cây già cỗi, vườn cà phê đang sung sức… để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu hiện tại và dự báo cho 3 năm tới. Chọn mỗi tỉnh 3 huyện trọng điểm, mỗi huyện 6 đến 7 hộ trồng cà phê giỏi, tổng cộng 5 tỉnh có 100 hộ làm mô hình điểm, thời gian từ 2023 đến 2025. Sau đó sẽ có đánh giá tổng kết và nhân rộng chương trình ra toàn vùng.

Chương trình “Canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” sẽ được thực hiện tại 5 tỉnh Tây Nguyên với 15 huyện trọng điểm trồng thuần cà phê và trồng xen với sầu riêng, hồ tiêu.

Chương trình “Canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” sẽ được thực hiện tại 5 tỉnh Tây Nguyên với 15 huyện trọng điểm trồng thuần cà phê và trồng xen với sầu riêng, hồ tiêu.

Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền chia sẻ: “Bình Điền vừa tổ chức rất thành công Chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công nhận là Tiến bộ kỹ thuật và khuyến nghị mở rộng sản xuất ra toàn vùng. Mục tiêu của Bình Điền là làm sao nâng cao được đời sống mọi mặt cho bà con nông dân. Từ lúa, giờ đến cà phê. Làm cà phê khó hơn nên phải làm kỹ, từng bước, trong 3 năm tới. Ta có thiên nhiên ưu đãi, nhưng phải có công nghệ tiên tiến can thiệp mới có hiệu quả cao, nhất là làm hàng xuất khẩu. Từ chương trình của Bình Điền, chúng tôi mong muốn sự hợp tác của các lực lượng từ đầu vào đến đầu ra cho sản xuất cà phê của bà con nông dân Tây Nguyên.”

Chương trình “Canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” sẽ được thực hiện tại 5 tỉnh Tây Nguyên với 15 huyện trọng điểm trồng thuần cà phê và trồng xen với sầu riêng, hồ tiêu. Chương trình hướng đến mục tiêu xây dựng được gói kỹ thuật hoàn chỉnh nhằm giúp người dân trồng thuần cà phê hoặc trồng cà phê xen sầu riêng, xen hồ tiêu có được kiến thức thực tế, khoa học, qua đó áp dụng vào trong quá trình canh tác góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao thu nhập gắn với tăng trưởng xanh, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính mà ngành nông nghiệp đang đề ra.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh