Cảnh sát cơ động được phép hoá trang để bí mật phát hiện vi phạm
- Pháp luật
- 19:08 - 08/03/2017
Ảnh minh họa.
Thông tư 58 Bộ Công an năm 2015 quy định, cảnh sát cơ động có 2 hình thức tuần tra kiểm soát.
Trong đó tuần tra, kiểm soát công khai gồm:
- Tuần tra, kiểm soát cơ động;
- Kiểm soát tại điểm, chốt trong khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát.
- Trường hợp kiểm soát tại một điểm, chốt phải có kế hoạch, phương án được người có thẩm quyền phê duyệt.
- Khi tuần tra, kiểm soát công khai phải sử dụng phù hiệu, trang phục theo quy định; sử dụng phương tiện giao thông hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công; sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
Điều 11 của Thông tư 58 cũng quy định rõ, Ttuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm khi có yêu cầu;
- Khi có diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự.
- Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.
- Việc thực hiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát được Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt.
- Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí cán bộ hóa trang (mặc thường phục) để nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cảnh sát cơ động được kiểm soát những gì?
- Được phép kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
- Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
- Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.