CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:25

Cảnh báo nhiều hình thức lừa đảo lừa đảo mới

Sử dụng công nghệ Deepfake để giả giọng, mặt người thân

Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội đã cảnh giác với chiêu trò lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng chiêu lừa đảo tinh vi hơn để vay tiền thông qua hình thức giả cuộc gọi video. Các đối tượng lừa đảo có thể gọi video để giả làm người thân vay tiền, giả làm con cái đang du học nước ngoài gọi điện cho bố mẹ nhờ chuyển tiền đóng học phí.

Deepfake là một kỹ thuật sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những hình ảnh, video hoặc giọng nói giả mạo một cách trông rất chân thực.

Deepfake là một kỹ thuật sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những hình ảnh, video hoặc giọng nói giả mạo một cách trông rất chân thực.

Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là lấy những video cũ của người dùng, cắt ghép hoặc dùng công nghệ deepfake để khi thực hiện hành vi lừa đảo sẽ phát lại video dưới hình thức mờ ảo, chập chờn như đang ở nơi sóng yếu. Trường hợp chị V.T.M, (26 tuổi, đang sinh sống tại Long Biên - Hà Nội) nhận được tin nhắn mượn tiền từ tài khoản Facebook của một người thân bên nước ngoài nhắn đến Facebook với nội dung nhờ chuyển tiền vào một số tài khoản 75 triệu đồng. Lúc này, chị M nghĩ đây là người thân trong nhà nên không chần chừ chuyển tiền.

"Deepfake" là sự kết hợp giữa "deep learning" và "fake". Công nghệ này được xây dựng trên nền tảng machine learning mã nguồn mở của Google. Deepfake sẽ quét video và ảnh chân dung của một người sau đó hợp nhất với video riêng biệt nhờ AI và thay thế các chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói như thật. Càng có nhiều hình ảnh gốc thì AI càng có nhiều dữ liệu để học. Deepfake có thể gán khuôn mặt của người này sang người khác trong video với độ chân thực đến kinh ngạc.

Chị M cho biết, khi nhận được tin nhắn hỏi vay tiền của người thân, bản thân cũng đã cẩn thận gọi video lại để kiểm tra xác thì thấy hình ảnh đúng là bạn mình. Chị M đã tin tưởng chuyển khoản luôn cho bạn vay. Nhưng đến tối, thấy trên trang cá nhân của người thân đăng bài thông báo việc bị kẻ gian hack nick facebook để hỏi vay tiền một số bạn bè và người thân. Chị M gọi điện lại cho bạn thì bạn mình xác nhận đấy chính là kẻ xấu lừa đảo. Khi chị M gọi xác nhận, phía đầu dây bên kia vẫn hiện lên khuôn mặt và giọng nói của người thân. Tuy nhiên, âm thanh rất khó nghe, hình ảnh cũng nhòe giống như sóng chập chờn, thế nhưng cách xưng hô hoàn toàn chính xác, đúng âm điệu và cách xưng hô. Trước đó, dù đã được cảnh báo bởi các thông tin lừa đảo qua mạng xã hội nhưng nạn nhân không ngờ đến việc gọi video xác thực người nhà là cách an toàn nhất, cũng bị làm giả.

Theo các chuyên gia về công nghệ, phương thức của các đối tượng này thường là tìm kiếm thu thập thông tin cá nhân được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội… để tạo ra một kịch bản lừa đảo. Khi nạn nhân cẩn thận sẽ gọi điện thoại hoặc video để kiểm tra, chúng sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh để đánh lừa.

Cơ quan chức năng đã nhiều lần có những cảnh báo với người dân cần đặc biệt cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo tinh vi này. Và khi có ai đó đề nghị mượn tiền, người dân cần thận trọng xác minh xem đó có phải là bạn bè, người thân của mình hay không.

Gần đây, các nạn nhân bị lừa đảo bằng các hình thức giả danh Facebook, hack Facebook để lừa tiền ngày càng có xu hướng gia tăng trên khắp cả nước. Các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn rất tinh vi, có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ thời điểm nào. Các đối tượng lừa đảo gọi cuộc gọi video call để giả làm người thân vay tiền, giả làm con cái đang du học nước ngoài gọi điện cho bố mẹ nhờ chuyển tiền đóng học phí hay có thể giả làm nhân vật nào đó khi kết bạn hẹn hò qua mạng để phục vụ cho các kịch bản chúng chuẩn bị sẵn.

Công an các địa phương liên tục đưa ra những khuyến cáo với người dân, khi nhận bất kỳ tin nhắn vay mượn tiền thông qua mạng xã hội, người dân cần điện thoại trực tiếp cho người thân để xác minh. Trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo người thân trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Công an cảnh báo tình trạng giả nhà trường, BV Chợ Rẫy dọa “con bị tai nạn”

Ngày 7/3, Công an TP.HCM cảnh báo người dân về thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại của các đối tượng trên không gian mạng. Theo Công an, hiện TP.HCM xuất hiện một số đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua một số thủ đoạn. Cụ thể như mạo danh là giáo viên hoặc nhân viên bệnh viện liên hệ trực tiếp các bậc phụ huynh báo tin về việc học sinh, người nhà bị tai nạn, đang được nhập viện cấp cứu tại một số bệnh viện, yêu cầu phải chuyển tiền nhanh để đóng viện phí.

Trước tình hình trên, Công an TP.HCM cảnh báo: Thứ nhất, khi nhận thông tin về việc người thân đang bị tai nạn… người dân cần bình tĩnh, liên hệ cơ quan, công ty, trường học nơi người thân đang công tác, làm việc, học tập để kiểm tra, kiểm chứng thông tin. Trường hợp không có căn cứ rõ ràng (thông báo thu viện phí của cơ sở khám chữa bệnh…), người dân tuyệt đối không chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng để phòng ngừa việc bị đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, khi bị đối tượng lừa đảo hoặc phát hiện các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất (Công an phường, xã, thị trấn, Công an quận, huyện, TP Thủ Đức) hoặc liên hệ Trực ban Công an Thành phố (qua số điện thoại 069.3187.344), Trực ban Phòng Cảnh sát hình sự (qua số điện thoại 069.3187.200) để cung cấp thông tin, phối hợp Cơ quan Công an nhanh chóng điều tra, xử lý.

Thời gian vừa qua, liên tục xuất hiện tình trạng các phụ huynh bị kẻ xấu mạo danh nhà trường, Bệnh viện Chợ Rẫy gọi điện, nhắn tin thông báo con đang bị tai nạn, cần gấp số tiền lớn để đóng viện phí… Nhiều người do hốt hoảng đã tin lời, chuyển đi số tiền hàng trăm triệu đồng.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh