THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 01:59

Cần Thơ tập trung hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao

 

 

Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa vào năm 2020 với định hướng phát triển bền vững, hội nhập, xứng đáng là vai trò đầu tàu về kinh tế xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ, thành phố Cần Thơ chú trọng vào công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh. Hiện Thành phố có 73 đơn vị thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong đó, có 7 trường cao đẳng, 3 phân hiệu đào tạo trình độ cao đẳng trở xuống; 14 trường đào tạo trình độ trung cấp trở xuống; 25 trung tâm GDNN; 24 cơ sở doanh nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng.

Theo Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ: trong 6 tháng đầu năm 2017, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho 20.899 người, đạt 50,97 % so với kế hoạch năm 2017, tăng 6,9% so cùng kỳ năm 2016. Tổ chức khai giảng 60 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 2.100 học viên; 1 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 120 cán bộ phụ trách công tác quản lý lao động quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, Sở LĐ- TB&XH phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức lễ bàn giao chức năng quản lý nhà nước về GDNN giữa Sở GD&ĐT và Sở LĐ-TB&XH. Đây là kết quả tích cực trong công tác đào tạo nghề tại địa phương, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế địa phương và khu vực.

 Bà Trần Thị Xuân Mai - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Cần Thơ cho biết, bên cạnh việc mở rộng mạng lưới đào tạo nghề cho người lao động, Sở LĐ-TB&XH thành phố Cần Thơ cũng tiến hành hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động giúp hạn chế tỉ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, thành phố Cần Thơ đã giải quyết việc làm cho 29.109 lao động (có 64 lao động đi làm việc ở nước ngoài), đạt 57,99% kế hoạch năm, tăng 1,02% so với cùng kỳ năm 2016. Cấp giấy phép lao động nước ngoài cho 24 trường hợp (cấp mới: 19 giấy phép, cấp lại: 5 giấy phép); Miễn Giấy phép lao động cho 10 trường hợp.

 

 

Liên kế đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Nhằm giải quyết nhu cầu lao động trên địa bàn thành phố và sử dụng triệt để nguồn nhân lực tại chỗ, Sở LĐ-TB&XH Cần Thơ tiến hành phối hợp Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ trao đổi về việc đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của Công ty TNHH Kwong Lung Meko. Hướng dẫn, triển khai phần mềm quản lý lao động nước ngoài cho Ban Quản lý Các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ và người sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ về việc cấp giấy phép lao động nước ngoài qua mạng điện tử (với 45 đơn vị tham dự). Đồng thời, xây dựng kế hoạch kiểm tra các quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Để đạt được kết quả cao hơn nữa trong việc thực hiện đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng như hoàn thành mục tiêu phát triển trong năm 2017, Sở LĐ-TB&XH thành phố Cần Thơ đã tiến hành rà soát đề án đào tạo nghề lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020. Trình UBND thành phố phê duyệt Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2017. Hướng dẫn cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố đăng ký năng lực dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2017 và đã triển khai các lớp dạy nghề phi nông nghiệp cho các quận huyện.

Trong thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH thành phố Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và nâng cao tay nghề cho nguồn nhân lực thông qua việc tổ chức hội giảng giáo viên giáo dục nghề nghiệp cấp thành phố; Hội thi tay nghề học sinh sinh viên cấp thành phố. Tổ chức lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các cơ sở GDNN. Quản lý hoạt động, hướng dẫn đăng ký chuyển đổi chương trình của các cơ sở GDNN. Quản lý đăng ký hoạt động dạy nghề và thành lập các cơ sở GDNN mới. Rà soát xây dựng cơ sở dữ liệu GDNN. Tổ chức tự kiểm định chất lượng GDNN của các trường cao đẳng, trung cấp và thực hiện đánh giá kết quả kiểm định chất lượng 4 cơ sở GDNN. Thường xuyên giám sát, kiểm tra các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tham gia đoàn giám sát của ban chỉ đạo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017. Tổ chức triển khai điều tra nhu cầu học nghề năm 2018. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề LĐNT năm 2018.

 

Nhằm thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ, TP. Cần Thơ đề ra kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn từ năm 2011 – đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho trên 57.500 lao động nông thôn và trên 2.000 lượt công chức cấp xã, tổng kinh phí dự trù thực hiện lên đến 770 tỉ đồng. Theo đó, giai đoạn đầu triển khai được xác định từ năm 2011 – 2015, toàn thành phố sẽ có khoảng 20.8750 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề trong đó, 8.000 người lao động học nghề lĩnh vực nông nghiệp và trên 20.700 lượt lao động học nghề lĩnh vực phi nông nghiệp. Giai đoạn từ năm 2016 – 2020, đào tạo nghề cho 28.750 lao động nông thôn, trong đó có 5.000 người học nghề nông nghiệp và 23.700 người học nghề lĩnh vực phi nông nghiệp.  (kỹ thuật, công nghệ, sản xuất và chế biến, y tế, dịch vụ xã hội, khách sạn, du lịch...). Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt từ 75-80% theo hình thức tạo thêm việc làm mới tại gia đình và các cơ sở kinh doanh.

NGỌC THIỆN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh