CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:00

Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

 

Trung tâm dạy nghề Tây Đô tham gia hội thi tay nghề của tp. Cần Thơ

 

Đổi mới dạy nghề

Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động phải gắn với quy hoạch kinh tế - xã hội, các chương trình phát triển kinh tế, ngành nghề và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, ngay từ tháng 4 và tháng 5/2016, Sở LĐTB&XH TP Cần Thơ đã triển khai kế hoạch kiểm tra mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc trên toàn thành phố. Từ đó đánh giá lại hoạt động các mô hình và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả.  

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo ngành LĐTB&XH TP.Cần Thơ cho biết, việc thường xuyên tiến hành khảo sát nhu cầu lao động của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn giúp các đơn vị đào tạo nghề có kế hoạch đào tạo nghề cho lao động sát với thực tiễn hơn. Từ đó cung cấp cho các doanh nghiệp những lao động lành nghề, có tay nghề cao có thể sự dụng được ngay khi làm việc. Tránh trường hợp doanh nghiệp phải mất thời gian đào tạo thêm.

Không chỉ có các đoàn thể, các ngành và địa phương TP.Cần Thơ còn kêu gọi các cơ sở tư nhân, doanh nghiệp liên quan đến nghề đào tạo cùng tham gia vào quá trình đào tạo - giải quyết việc làm. Trong đó, ưu tiên, chú trọng đào tạo nghề cho lao động thuộc các vùng bị giải tỏa, bị thu hồi đất của các dự án, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ có nhu cầu học nghề. Mục tiêu đào tạo nghề trong năm 2016 của TP.Cần Thơ là 4.200 người, trong đó dạy nghề trình độ trung cấp nghề theo mô hình vừa học văn hóa vừa học nghề là 200 người, trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng 4.000 người. Đồng thời đặt mục tiêu giải quyết việc làmcho 3.120 người, chiếm 78% trong tổng số lao động được hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng.

Để đạt được kế hoạch đề ra, ngành LĐTB&XH đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành, đặc biệt là Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố phải phát huy vai trò hiệu quả của sàn giao dịch việc làm, đảm bảo hiệu quả thông tin cung - cầu lao động được cập nhật chính xác, thường xuyên, liên tục, kịp thời, tạo kết nối nhiều mối quan hệ lao động mới.

 

Ông NGuyễn Thanh Xuân - Giám đốc sở LĐ TB&XH tp. Cần Thơ trao tặng bằng khen cho cá nhân và taapjj thể làm tốt công  tác đào tạo nghề

Nhiều mô hình giải quyết việc làm hiệu quả

Từ khi triển khai đề án đến năm 2015, toàn thành phố đã xây dựng và nhân rộng được 54 mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm. Qua rà soát, tính đến tháng 6 năm 2016, toàn thành phố có tổng số 62 mô hình; số mô hình được duy trì và xây dựng mới 47, số mô hình không còn hoạt động là 15. Nguyên nhân do thiếu nguyên vật liệu, giá cả thị trường không ổn định, giá gia công thấp.

Điển hình trong các mô hình đang hoạt động hiện nay là cơ sở may gia công ở ấp Thới Xuân, xã Xuân Thắng, huyện Phong Điền. Được thành lập từ năm 2014, đến nay cơ sở này có gần 20 công nhân, thu nhập bình quân trên dưới 2 triệu đồng. Anh Phạm Tấn Lộc, chủ cơ sở cho biết: Sau khi học nghề xong, tôi mạnh dạn mua máy may của Công ty và đề xuất may đồ cho công ty để trả dần tiền máy. Ngoài ra, tôi còn vay vốn 15 triệu đồng và được xã hỗ trợ cho 5 máy may. Phần lớn những chị em công nhân ở đây làm thời gian nhàn rỗi kiếm thêm thu nhập. Hiện nhu cầu nhiều chị em muốn tham gia vào mô hình nhưng chưa có vốn nên không dám nhận thêm…

Ngoài ra còn có Hợp tác xã Phú Thọ ở ấp Phú Thọ, xã Trường Xuân, huyện Phong Điền do chị Nguyễn Thị Đậm làm chủ nhiệm. HTX này hiện có 32 thành viên đều là nữ, chuyên may gia công giày thể thao học sinh cho công ty Thành Công tại TP HCM. Chị Đậm chia sẻ: Công nhân chủ yếu là chị em phụ nữ ở tại địa phương, chủ yếu làm lúc nhàn rỗi nên thu nhập cao hay thấp tùy vào số lượng sản phẩm làm được. Nhìn chung, mỗi người được khoảng 3 triệu đồng/tháng. Với số tiền này, ở vùng nông thôn, khá ổn định…Thời gian qua, các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở xã ra là chúng tôi nhận vào làm, nếu tay nghề chưa đạt sẽ hướng dẫn thêm.

Một số địa phương có mô hình giúp người lao động thu nhập ổn định như huyện Phong Điền có 13 mô hình mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo thì trong đó 9 mô hình hoạt động khá hiệu quả, thu nhập trung bình từ 2 triệu đến 3 triệu đồng/tháng. Nổi bật nhất vẫn là các mô hình của các tổ chức hội đoàn thể đứng ra thành lập, cụ thể như Hợp tác xã Chanh không hạt ở Ấp Trường Hòa, xã Trường Long do Hội Phụ nữ đứng ra thành lập đến nay thu nhập 50-60 triệu đồng/năm của Hội nông dân. Hay xã Tân Thới của huyện Phong Điền, có 3 mô hình đan sọt của Hội Cựu chiến binh xã. Mô hình đan sọt trồng hoa kiểng Tân Long A, xã Tân Thới, của Hội Cựu Chiến binh cũng đang thu hút 35 thành viên tham gia, trong đó có 28 thành viên là nữ, thu nhập mỗi tháng 2,8 triệu đồng.

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các mô hình, trong thời gian tới ngành LĐTB&XH thành phố sẽ tiếp tục huy động nhiều nguồn lực nhằm hỗ trợ và duy trì các mô hình hoạt động có hiệu quả. Từ đó, xây dựng bổ sung, nhân rộng các mô hình mới…

Thiên Hướng/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh