THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:17

Cần nhiều giải pháp giúp người lao động trước khủng hoảng, biến động của thị trường

Người lao động bị giảm giờ làm, mất việc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thu nhập và đời sống.

Người lao động bị giảm giờ làm, mất việc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thu nhập và đời sống.

Hàng trăm ngàn NLĐ bị giảm giờ làm, mất việc

Ông Ngọ Duy Hiểu cho biết, từ tháng 9 đến nay đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương gặp khó khăn, bị thiếu, cắt giảm đơn hàng, dẫn đến hàng trăm ngàn NLĐ bị giảm giờ làm, mất việc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thu nhập, đời sống của một bộ phận NLĐ và gia đình họ.

Bên cạnh đó, số lượng người nhận bảo hiểm thất nghiệp 10/2022 tăng khá mạnh so với cùng kỳ 2021. Thống kê tại 4 tỉnh, thành phố phía Nam cho thấy, TP Hồ Chí Minh tăng 25,88%, Bình Dương tăng 39,08%, Đồng Nai tăng 54,69% và Tiền Giang tăng 66,5%.

Theo tổng hợp của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, từ tháng 9 đến hết ngày 10/12, đã có 1.242 doanh nghiệp (tại 44 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn, bị cắt giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 482.120 NLĐ. Số lao động bị ảnh hưởng trên phần lớn ở các doanh nghiệp FDI, tập trung trong 3 ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ; chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam như: TP Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang... Tổng chung khu vực phía Nam có 341.544 NLĐ bị ảnh hưởng, chiếm 70% tổng số NLĐ bị ảnh hưởng của toàn quốc.

“Điều đáng quan tâm là có đến 36% NLĐ đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và có khoảng 8% trong số đó là lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và khoảng 5% là lao động nữ đang trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Tình trạng doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, NLĐ bị mất việc làm hoặc giảm việc làm để lại hệ lụy rất lớn, nhất là thời điểm Tết Nguyên đán đến gần”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, theo tổng hợp từ các công đoàn cơ sở, dự kiến trong tháng 12 và những tháng đầu năm 2023, sẽ có 667 doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm giờ làm của 271.736 lao động và 88 doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm 15.769 lao động.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Nhằm giảm bớt khó khăn cho NLĐ, giữ được nguồn nhân lực có tay nghề, góp phần ổn định thị trường lao động, sẵn sàng cho giai đoạn tái phục hồi trong năm 2023, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng cần nhiều giải pháp đồng bộ, vừa hỗ trợ trong ngắn hạn giúp NLĐ vượt khó, ở lại thị trường hoặc sớm trở lại thị trường, vừa hỗ trợ trong dài hạn nhằm tăng cường khả năng thích nghi, khả năng chống chịu cho NLĐ trước khủng hoảng, biến động của thị trường.

Cụ thể, cần tăng cường cung cấp thông tin về thị trường lao động, triển khai các hình thức, phương thức giúp NLĐ dễ tiếp cận thông tin tuyển dụng, với các nguồn tuyển dụng uy tín, các doanh nghiệp, tổ chức đang cần tuyển việc làm.

Phát huy vai trò của các hiệp hội người sử dụng lao động trong việc kết nối để giới thiệu việc làm cho lao động từ các doanh nghiệp không bố trí được việc làm tới các doanh nghiệp là thành viên của các hiệp hội cần tuyển dụng lao động.

Cần nhiều giải pháp giúp người lao động trước khủng hoảng, biến động của thị trường.

Cần nhiều giải pháp giúp người lao động trước khủng hoảng, biến động của thị trường.

Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản để các doanh nghiệp đang có việc làm có thể sử dụng và sử dụng nguồn lao động đang tạm hoãn hợp đồng lao động ở các doanh nghiệp khác.

Tăng cường kiểm soát về giá cả, không để lạm phát tăng cao; đồng thời tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá cho công nhân lao động. Song song với đó, cơ quan chức năng cần kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cung cấp hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Tiếp tục thực hiện các chính sách đã ban hành hỗ trợ NLĐ, chính thức hơn các chính sách tạm thời, bảo đảm việc làm, thu nhập và an sinh lâu dài cho NLĐ.

Nghiên cứu, ban hành chính sách mố hỗ trợ kịp thời, thỏa đáng, sát thực tế đối với NLĐ ở 3 mức độ: Bị mất việc, tạm hoãn hợp đồng, giảm giờ làm, nhất là khi Tết Nguyên đán cận kề. Tham khảo để ban hành gói hỗ trợ riêng cho NLĐ tương tự các chính sách hỗ trợ NLĐ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 08 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ; bổ sung thêm chính sách hỗ trợ NLĐ bị giảm giờ làm việc tiêu chuẩn trong tháng dẫn đến tiền lương trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.

Triển khai quyết liệt hơn nữa Nghị quyết số 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, trong đó tập trung vào các giải pháp hỗ trợ an sinh xã hội, NLĐ và doanh nghiệp.

Tiếp tục có gói hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng để doanh nghiệp trả lương cơ bản giữ chân NLĐ, đào tạo, đào tạo lại NLĐ, tái cơ cấu doanh nghiệp, chuyển đổi vị trí việc làm trong doanh nghiệp…

Về lâu dài, cần có chính sách thu hút đầu tư và tiền lương thỏa đáng để NLĐ sau một thời gian làm việc phải có tích lũy ở mức cần thiết để khi gặp khó khăn, họ vẫn có tiền để duy trì cuộc sống. Bên cạnh đó, phải mở rộng chính sách về bảo hiểm xã hội nhằm đủ sức để hỗ trợ NLĐ trong lúc khó khăn. Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố có nguồn dự phòng cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung, trong đó có hỗ trợ NLĐ trong thời điểm mất việc.

Quan tâm và ban hành các chính sách hỗ trợ cho đối tượng lao động yếu thế, dễ bị tổn thương như lao động di cư, lao động lớn tuổi, lao động nữ, lao động trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, lao động là người khuyết tật.

THANH HÒA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh