CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:26

Tập trung hỗ trợ, chăm lo, đảm bảo mọi người lao động đều có Tết

Ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam: Đảm bảo mọi người lao động đều có Tết trong thời điểm Tết Nguyên đán Quý Mão đã cận kề. Ảnh: Nguyễn Hải, báo Lao động.

Ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam: Đảm bảo mọi người lao động đều có Tết trong thời điểm Tết Nguyên đán Quý Mão đã cận kề. Ảnh: Nguyễn Hải, báo Lao động.

Ngày 16/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 12 (khoá XII). Hội nghị thảo luận, cho ý kiến vào một số nội dung trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; báo cáo kết quả hoạt động công đoàn năm 2022; chương trình công tác công đoàn năm 2023 và một số vấn đề quan trọng khác.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, tình hình kinh tế- xã hội đất nước có dấu hiệu hồi phục, một số ngành, lĩnh vực chủ yếu có bước phát triển mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức như sức ép lạm phát; giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào biến động mạnh, xung đột quân sự giữa các nước lớn làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, thị trường xuất khẩu... tác động không nhỏ đến việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động và hoạt động công đoàn.

Trong bối cảnh đó, tổ chức công đoàn đã triển khai linh hoạt, sáng tạo các nhiệm vụ, tích cực cụ thể hóa chủ đề hoạt động năm 2022: “Chăm lo việc làm, đời sống của người lao động; Phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam”, hoàn thành và hoàn thành vượt  9/11 chỉ tiêu của năm 2022. Chương trình “Một triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” đã xuất sắc hoàn thành mục tiêu trước thời hạn gần 1 năm so với dự kiến.

“Những tháng đầu năm, trước tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tại các địa phương, các cấp công đoàn đã tập trung triển khai các giải pháp vừa phòng chống dịch vừa ổn định tình hình lao động, việc làm, động viên người lao động quay trở lại doanh nghiệp, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh. Đến những tháng cuối năm 2022, trước tình trạng thiếu đơn hàng, cắt giảm đơn hàng ở nhiều doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực dệt may, da giày, gỗ… dẫn đến hơn 600 ngàn người lao động ở 25 tỉnh, thành phố bị mất việc làm, giảm giờ làm, ngừng việc ảnh hưởng lớn tới thu nhập, đời sống. Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo các cấp công đoàn tích cực nắm bắt thông tin, kịp thời phản ảnh đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền các giải pháp ổn định tình hình, chủ động triển khai các giải pháp của tổ chức công đoàn tham gia ổn định tình hình lao động, tập trung hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động, đảm bảo mọi người lao động đều có Tết trong thời điểm Tết Nguyên đán Quý Mão đã cận kề...”, ông Nguyễn Đình Khang cho hay.

Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 12 (khoá XII). Ảnh: Nguyễn Hải, báo Lao động.

Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 12 (khoá XII). Ảnh: Nguyễn Hải, báo Lao động.

Theo báo cáo của các cấp công đoàn, có 441 doanh nghiệp với tổng số 624.786 lao động tại 25  tỉnh, thành phố, bị ảnh hưởng, trong đó có 562.400 lao động bị giảm giờ làm, 31.370 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, 31.012 lao động nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ hưởng lương ngừng việc.

Công đoàn các tỉnh, ngành đã chỉ đạo công đoàn cấp trên, Công đoàn cơ sở nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh, đơn hàng và tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp; tham gia, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động duy trì việc làm, hạn chế tối đa việc chấm dứt hợp đồng lao động; tham gia ý kiến vào phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp; đảm bảo chi trả các chế độ mất việc làm hoặc thôi việc theo đúng quy định của pháp luật và của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể...

Báo cáo cũng cho biết, năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 144 cuộc ngừng việc tập thể, tăng 53 cuộc so với cùng kỳ năm 2021, với tổng số 98.375/182.131 người lao động tham gia; tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngừng việc tập thể là do người lao động trải qua thời gian vô cùng khó khăn, giảm sút thu nhập, tích lũy sau hơn 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19; tiền lương tối thiểu chưa được điều chỉnh trong năm 2020, 2021.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp không tăng lương, thậm chí còn cắt giảm các khoản trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi của người lao động; một số doanh nghiệp nợ lương, nợ BHXH của người lao động; người lao động đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh mức lương thấp nhất tại doanh nghiệp theo mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ...

THANH HÒA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh