Cần nâng cao chất lượng cho xuất khẩu lao động
- Bài thuốc hay
- 13:23 - 15/05/2017
Năm 2016 được coi là năm thành công của chương trình xuất khẩu lao động, đây là tiền đề định hướng của Chính Phủ cho những năm tiếp theo, nhằm phát triển kinh tế đất nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa đói giảm nghèo, ổn định và phát triển kinh tế.
Thị trường xuất khấu lao động (XKLĐ) còn nhiều bất cập
Theo nhận định và đánh giá chung thì lao động của Việt Nam hiện nay vẫn còn những điểm yếu cần phải khắc phục như tình trạng ngoại ngữ kém, kỷ luật làm việc và sinh hoạt chưa bằng lao động các nước khác như Trung Quốc, Indonesia hay Philipines. Điều này cho thấy một số công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam mới chỉ quan tâm vào việc đưa người lao động đi làm việc và lợi nhuận đạt được, ít quan tâm đến vấn đề chất lượng, chưa có các định hướng, đào tạo tiếng và nghề nghiệp một cách bài bản. Cùng với đó, còn do một số công ty đã ủy thác trách nhiệm cho những cá nhân hoặc chi nhánh thực hiện các hoạt động xuất khẩu lao động, dẫn đến tình trạng nhiều khó khăn, bức xúc của người lao động đi làm ở nước ngoài không được hỗ trợ giải quyết kịp thời. Từ đó nhiều chuyện nhỏ trở thành những vấn đề lớn do người lao động tự ý hành xử.
Hội nghị Nâng cao chất lượng hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Đã có không ít trường hợp người lao động (NLĐ) mong muốn là được đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), không cần biết là nước nào chỉ cần người tư vấn cho biết là nước này được, công việc tốt lương cao, thủ tục dễ dàng là đăng ký. Ngoài ra một số thị trường lao động không phải đóng phí, toàn bộ được các công ty XKLĐ lo hết chỉ tới ngày là ra sân bay lên đường đi xuất khẩu. Có thể thấy thị trường lao động ở nước ngoài còn rất lớn, nên việc mở rộng và nâng cao chất lượng công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành LĐTBXH. Tuy đã đạt được những kết quả tích cực từ năm 2016 đến nay, nhưng phần lớn do các công ty tự khai thác thị trường, và tuyển người theo yêu cầu nước sở tại, nên việc quản lý nhà nước rất ít khi nắm bắt kịp thời, chỉ sau khi xảy ra sự cố mới phải tham gia giải quyết, vì vậy các đơn vị XKLĐ ỷ lại cứ làm mọi cách nhận hợp đồng đưa người đi để kiếm lợi nhuận, phần còn lại nếu có sự cố thì mới nhờ tới cơ quan quản lý can thiệp, hỗ trợ.
Những sự cố thường gặp của NLĐ và Công ty XKLĐ
Trao đổi với ông Lê Hồng Việt - TGĐ Công ty Nam Việt – ông cho biết, Công ty được Bộ Lao động TB&XH cho phép thực hiện cung cấp lao động cho các thị trường như: Đài Loan, Nhật Bản, Trung Đông, Malaysia, Ma Cao. Mỗi thị trường đòi hỏi lao động khác nhau nên phía công ty cũng phải liên tục cập nhật thông tin khảo sát thực tiễn, rồi đi đến ký kết cung cấp lao động, tuy nhiên những phát sinh ngoài ý muốn vẫn liên tục xảy ra. Đó là trường hợp người lao động ở thị trường Trung Đông, phần lớn thị trường này cần là lao động phổ thông như giúp việc nhà, chăm trẻ em. Không phải lao động sang Ả Rập Xê Út mới biết là phải làm tất tật mọi việc và phải làm thêm nhiều giờ mà một số lao động khi mới sang làm việc, do đặc thù văn hóa, sinh hoạt khác biệt nên có những lao động không hòa nhập được với cuộc sống tại đây. Những nười này có tư tưởng muốn về nước trước hạn... Với những trường hợp đó Công ty Nam Việt đàm phán và đưa NLĐ về, nhưng không phải trường hợp nào cũng gặp những chủ nhà như vậy, có người gặp chủ nhà tốt thì họ khi tới thời hạn về, sau đó lại đăng ký xin đi làm tiếp. Ông cho biết đây là thị trường mà công ty mới khai thác.
Tổng GĐ Lê Hồng Việt - Công ty XKLĐ Nam Việt
Vừa qua một số NLĐ tại khu vực TP Hồ Chí Minh phản ánh về công việc giúp việc gia đình tại Ả Rập Xê Út và có nguyện vọng về nước trước hạn có liên quan đến Công ty Nam Việt. Sau khi nhận được trao đổi từ báo chí và đơn thư của NLĐ, Công ty Nam Việt nhanh chóng xác minh và phối hợp với các bên liên quan đã giải quyết cho NLĐ về nước đảm bảo quyền lợi của NLĐ.
Giải pháp minh bạch trong XKLĐ
Vừa qua, ngày 8/3, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị Nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, giải quyết việc làm nói chung và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những nội dung của chương trình phát triển kinh tế đất nước nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xóa đói giảm nghèo. Việc mở rộng và nâng cao chất lượng công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Chúng ta có thể thấy hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Thị trường lao động quốc tế ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia cung ứng lao động. Nguồn lao động của chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, nhất là về ngoại ngữ, trình độ tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tình trạng lao động bỏ trốn sau khi hết hạn hợp đồng bất hợp pháp ở một số địa bàn còn cao. Các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực XKLĐ nhiều, song một số đơn vị còn hạn chế về hiệu quả cũng như hoạt động, tình trạng lạm thu phí còn diễn ra, gây bức xúc trong nhân dân và người đi lao động ở nước ngoài. Công tác giám sát ở lĩnh vực XKLĐ còn nhiều điều phải chấn chỉnh, sự phối hợp giữa các ngành các cấp trong việc quản lý, đẩy mạnh các giải pháp chưa đồng bộ.
Cần mở rộng, đa dạng hóa các hình thức, thị trường tiếp nhận, phù hợp với cơ chế thị trường. Bộ Lao động –TB&XH sẽ trình Chính phủ xem xét 2 đề án về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đề án về đưa lao động có trình độ cao đi XKLĐ cùng các đề xuất và giải pháp chính để làm lành mạnh hơn thị trường. Cùng với đó là việc rà lại các văn bản pháp luật liên quan để điều chỉnh và kiến nghị sửa đổi, đồng thời Bộ sẽ kiên quyết loại bỏ các thủ tục rườm rà hay “giấy phép con” tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động tốt.