THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:13

Cẩm nang hướng dẫn xét xử các vụ án bạo lực phụ nữ và trẻ em gái

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Ở Việt Nam, nhiều cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội có trách nhiệm cùng phối hợp để giải quyết bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tòa án đóng một vai trò quan trọng trong ứng phó của hệ thống tư pháp hình sự đối với bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái, đảm bảo rằng các quy định của pháp luật hình sự trong đó các nội dung liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới được áp dụng hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực, buộc người gây bạo lực phải chịu trách nhiệm.

Tòa án xét xử 2 bị cáo bạo hành khiến bé gái 3 tuổi tử vong.

Tòa án xét xử 2 bị cáo bạo hành khiến bé gái 3 tuổi tử vong.

Cuốn Số tay này là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án nâng cao nhận thức cho cán bộ Tòa án nhằm nhận biết và vượt qua các phân biệt đối xử mang tính cấu trúc và thúc đây bình đẳng giới. Nâng cao chuẩn mực và ứng xử của Thẩm phán và nâng cao hiệu quả công việc của Tòa án. Tăng cường tiếp cận công lý cho nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới và giảm thiểu nguy cơ biến họ trở thành nạn nhân lần thứ hai/nạn nhân gián tiếp. Thúc đẩy chia sẻ những thông lệ tốt của các Tòa án trên thế giới nhằm đảm bảo rằng phụ nữ và trẻ em gái, với tư cách là bị hại nhận được sự bảo vệ và hỗ trợ đầy đủ trong suốt quá trình tư pháp/tố tụng hình sự.

Mặc dù cả nam giới trưởng thành và trẻ em trai cũng có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình và bạo lực tình dục, nhưng trên thực tế là phần lớn nạn nhân của bạo lực tình dục và bạo lực do chồng/ bạn tình gây ra là nữ và hầu hết thủ phạm/người gây bạo lực là nam. Số tay chú trọng đến khía cạnh giới của bạo lực. Cuốn Sô tay này cũng sẽ có những lưu ý đối với trẻ em gái trong các nội dung có liên quan đến vị thế là trẻ em của các em, phù hợp với các tiêu chí, chuẩn mực quốc tế, đảm bảo răng các em không bị đối xử như phụ nữ trưởng thành.

Số tay Thẩm phán Hướng dẫn xét xử vụ án hình sự về các tội liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái bao gồm ba chương, bao gồm các vấn đề lý thuyết, hướng dẫn cho Thẩm phán và các thông lệ tốt về mặt tổ chức thể chế của Tòa án.

Chương 1 trình bày các vấn đề lý thuyết, khái niệm làm cơ sở cho ứng phó tư pháp hiệu quả đối với bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái. Phần này trình bày tổng quan về mức độ và bản chất của bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vị toàn cầu, hình thức và xu hướng bạo lực theo như phát hiện từ các nghiên cứu gần đây. Cùng với đó là nêu thực tiễn nạn nhân phải đối mặt khi tìm kiếm sự bảo vệ và đòi hỏi thủ phạm/người gây bạo lực phải chịu trách nhiệm đối với tội ác mà họ gây ra. Các văn kiện pháp lý quốc tế có thể giúp Thẩm phán đưa ra các quyết định sáng suốt và tôn trọng quyền con người trong các vụ án có liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Chương 2 nêu chuẩn mực quốc tế trong các văn kiện mà Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập, các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế có liên quan đã được các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua có thể hỗ trợ Tòa án trong việc thực thi nhiệm vụ của mình. Khung pháp luật của Việt Nam về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Chương 3 đề cập đến thẩm quyền tổ tụng và trách nhiệm của Thẩm phán trong việc bảo vệ nạn nhân bị bạo lực, những thách thức mà Thẩm phán gặp phải khi giải quyết các vụ án liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới: Bảo vệ nạn nhân trong quá trình tố tụng hình sự; đối xử với nạn nhân; các vấn đề về chứng cứ; các quyết định tư pháp; phán quyết. Những thực tiễn tốt về mặt thể chế nhằm giải quyết bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái, trong đó nêu lên những ví dụ cụ thể ở một số nước.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh