THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 03:11

Cách nhận biết các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài

Ngay cả những người không có các triệu chứng COVID-19 sau khi nhiễm SARS-CoV-2 cũng có thể phát triển COVID kéo dài. Các triệu chứng có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.

Nghiên cứu cho thấy rằng ít nhất 54% người mắc COVID-19 trải qua các triệu chứng COVID -19 kéo dài.

Theo một phân tích tổng hợp năm 2021, các kết quả và triệu chứng phổ biến nhất ở những người bị COVID dài bao gồm:

  • Bất thường hình ảnh ngực: 62,2%
  • Suy giảm chức năng nói chung: 44%
  • Mệt mỏi hoặc yếu cơ: 37,5%
  • Đau nhức cơ thể: 32,4%
  • Rối loạn lo âu: 29,6%
  • Rối loạn giấc ngủ: 27%
  • Khó tập trung: 23,8%

Các triệu chứng khác bao gồm: Sương mù não; Đau đầu; Viêm da; Sốt; Thay đổi khứu giác hoặc vị giác; Tiêu chảy

Ảnh minh hoạ. Nguồn internet.

Ảnh minh hoạ. Nguồn internet.

Các biện pháp giảm nhẹ 

Tiêm phòng: Tiến sĩ Donald J. Alcendor, Trường Y Đại học Vanderbilt cho biết: Các nghiên cứu cho thấy rằng việc chủng ngừa sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh COVID kéo dài.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet tháng 1/2022 cho thấy, tiêm phòng hai liều làm giảm khoảng một nửa tỷ lệ mắc các triệu chứng COVID-19 kéo dài trong 28 ngày hoặc hơn sau lần mắc bệnh đầu tiên.

Một thông cáo báo chí từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh cũng ủng hộ ý kiến trên. Bản phát hành nhấn mạnh một đánh giá gần đây về 15 nghiên cứu, cho thấy rằng, những người đã tiêm chủng ít có khả năng bị COVID-19 kéo dài hơn những người không được tiêm chủng.

Các biện pháp giảm nhẹ khác: Để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ phát triển hội chứng COVID-19 kéo dài, theo TS Janis Orlowski, Hiệp hội các trường Cao đẳng Y khoa Hoa Kỳ, hãy chăm sóc bản thân thật tốt và nếu bạn là người có bệnh tiểu đường, cố gắng duy trì lượng đường trong máu bình thường, tập thể dục và nâng sức khỏe tổng thể luôn hữu ích.

Đối với TS Alcendor, một lần nữa, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng: Chiến lược giảm thiểu quan trọng nhất chống lại COVID -19 kéo dài là tiêm chủng và tiêm tăng cường; thực hành các quy trình giảm thiểu về giãn cách xã hội, đeo mặt nạ và rửa tay… Điều này đặc biệt quan trọng khi ở trong nhà hoặc những nơi đông đúc, thông gió kém. Các thành viên khác trong gia đình nên được chủng ngừa nếu đủ điều kiện hoặc tiến hành quy trình giảm thiểu bệnh nếu họ không đủ điều kiện hoặc vẫn chưa được tiêm chủng.

Theo GS Mukaetova-Ladinska, khi chúng ta vẫn đang trong giai đoạn đầu tìm hiểu về COVID-19 kéo dài, các phương pháp điều trị tiềm năng và các chiến lược giảm thiểu phần lớn dựa trên các phương pháp điều trị bệnh mãn tính hoặc các hội chứng sau virus khác. Khi COVID -19 biểu hiện ở nhiều triệu chứng khác nhau, thì điều trị đa mô thức, bao gồm liệu pháp vận động, vật lý trị liệu, hỗ trợ sức khỏe tâm thần và can thiệp y tế… là rất quan trọng. 

Một số phương pháp tiềm năng hiện đang được nghiên cứu để giảm thiểu và quản lý các triệu chứng COVID -19 kéo dài. Ví dụ, thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột có thể giúp giảm bớt và thậm chí bình thường hóa các triệu chứng này. Điều này có thể đạt được thông qua chế độ ăn uống nhiều chất xơ, trái cây và rau quả, thực phẩm chứa prebiotic, omega-3 chống viêm…

BP (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh