THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:52

Phục vụ cộng đồng sẽ có điều kiện để thụ hưởng các chính sách ưu đãi

 

Theo PGS- TS Vũ Sỹ Cường thành viên nhóm nghiên cứu, hiện cả nước có hơn 43 nghìn hội, hiệp hội  không hưởng ngân sách, hơn 2000 VNGOs và hàng trăm nghìn CBOs. Các tổ chức này  góp phần không nhỏ thực hiện công tác an sinh  xã hội, trợ giúp người yếu thế, và là kênh truyền thông hiệu quả giữa nhà nước và người dân.

Tuy nhiên trong khoảng vài năm trở lại đây, nhóm các tổ chức xã hội đang phải đối diện  với nhiều thách thức tồn tại, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nguồn lực tài chính để hoạt động.

Trước tình trạng này VEPR đã phối hợp với Ban quản lý Dự án quỹ toàn cầu thực hiện nghiên cứu “ Hướng tới sự phát triển bền vững của các tổ chức xã hội dưới góc độ tài chính”. 

Nghiên cứu của VEPR được thực hiện từ tháng 5/2016 đến tháng 12/2016 với cuộc khảo sát tại 5 địa phương ( Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế và Điện Biên.

Ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, nghiên cứu được thực hiện rất kỹ càng và có thể được sử dụng cho Luật về Hội

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách quản lý của các tổ chức xã hội hiện nay chưa hiệu quả, không phát huy được năng lực của các tổ chức này trong việc giải quyết các vấn đề xã hội; Ngoài các rào cản liên quan đến pháp lý và tài chính, TCXH Việt Nam cũng đang gặp phải những rào cản liên quan đến môi trường hoạt động. Trong đó đáng kể nhất là thái độ của người dân về hoạt động của TCXH.

Theo một khảo sát của Asia Foundationa về mức độ tiếp nhận của người dân với TCXH, chỉ có 25% số người được hỏi biết đến NGOs...Từ những khó khăn trên nhóm nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị cần đơn giản hóa các thủ tục thành lập TCXH, quản lý TCXH, đặc biệt là những lĩnh vực phúc lợi xã hội , phục vụ nhóm yếu thế...để tạo điều  kiện cho TCXH tự huy động nguồn lực dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, địa phương cần xây dựng cơ chế phân bổ ngân sách rõ ràng cho các TCXH, dựa trên nhu cầu phúc lợi địa phương và qua hình thức đấu thầu quỹ hoạt động, theo đúng tinh thần của Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 2015.

Các TCXH là những đối tượng cần được nghiên cứu để có khung pháp lý về hoạt động, tổ chức cho phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước, đảm bảo quyền lập hội của công dân và yêu cầu quản lý Nhà nước trong bối cảnh dự thảo Luật về Hội sẽ tiếp tục được Quốc hội xem xét.

Qua kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị như đơn giản hóa thủ tục quản lý, thành lập các TCXH, đặc biệt ở những lĩnh vực phúc lợi xã hội, phục vụ các nhóm yếu thế…

PGS. TS. Vũ Sỹ Cường đại diện nhóm nghiên cứu trình bày và chia sẻ các kết quả nghiên cứu 

 

Phân loại các TCXH để xác định rõ chỉ các tổ chức công ích, tham gia vào các hoạt động phục vụ cộng đồng sẽ có điều kiện để thụ hưởng các chính sách ưu đãi từ phía Nhà nước.

Cần xây dựng cơ chế mô hình phân bổ ngân sách theo cơ chế cạnh tranh để những TCXH có năng lực có thể tham gia đấu thầu thực hiện các dịch vụ công của Nhà nước.

Nhà nước cần xây dựng chính sách ưu đãi cụ thể, rõ ràng hơn cho các hoạt động xã hội của các TCXH, đặc biệt là chính sách về thuế, xóa bỏ phân biệt giữa các TCXH.

Đẩy mạnh giao cho các hội chuyên trách, phục vụ thành viên quản lý các nguồn tài nguyên có liên quan đến ngUồn lợi của hội viên và thu thuế, đặc biệt là những hội hiện đang gắn liền với các nhiệm vụ được giao của Nhà nước.

“Cần xây dựng chính sách ưu đãi cụ thể, rõ ràng hơn cho những đóng góp thiện nguyện của doanh nghiệp cho các TCXH không thuộc nhà nước, đặc biệt là chính sách về thuế. Cần đơn giản hóa các thủ tục hoàn thuế cho các hoạt động phúc lợi của các TCXH, xóa bỏ phân biệt trong việc hỗ trợ hoạt động thiện nguyện do các tổ chức quần chúng công phát động và hoạt động do các tổ chức ngoài công lập phát động” - PGS- TS Vũ Sỹ Cường kiến nghị.

NGUYỄN THANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh