THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:37

Các gia đình Việt chi cho giáo dục đào tạo ngày càng tăng

Ở thành thị, các hộ chi 10,7 triệu đồng cho một thành viên đi học, gấp 2,1 lần so với mức chi ở nông thôn. Đáng chú y, nhóm hộ có mức thu nhập cao nhất chi hơn 15,4 triệu đồng/người/12 tháng, tăng 4,7% so với năm 2018 và gấp 6,2 lần so với nhóm hộ có mức thu nhập thấp nhất (2,5 triệu đồng/người/12 tháng).

Gia đình chi cho giáo dục đào tạo ngày càng tăng - Ảnh 1.

Đầu tư cho giáo dục tại Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn qua các năm.

Nếu xét về giới, chi tiêu cho giáo dục và đào tạo không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, nếu xét thực tế chi cho giáo dục và đào tạo theo vùng miền, lại có sự chênh lệch tương đối lớn giữa 6 vùng kinh tế, vùng có chi tiêu cho giáo dục, đào tạo cao nhất là vùng Đông Nam Bộ hơn 11 triệu đồng/người/12 tháng, gấp 3,6 lần so với vùng Trung du và miền núi phía Bắc (3,1 triệu đồng/người/12 tháng). Mức chi phân biệt giữa các vùng cũng phản ánh được trình độ học vấn có sự phân hóa theo vùng.

Trong cơ cấu chi cho giáo dục, các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn là khoản học phí, trái tuyến 2,5 triệu đồng (chiếm 35,1%), học thêm 1,2 triệu đồng (chiếm 17,5%) và chi giáo dục khác 1,9 triệu đồng (chiếm 26,6%). Các khoản chi khác chiếm tỷ trọng nhỏ như: Chi đóng góp cho trường, lớp 521.000 đồng (chiếm 7,4%); Chi quần áo, đồng phục 326.000 đồng (chiếm 4,6%); chi mua sách giáo khoa 333.000 đồng (4,7%); Chi mua dụng cụ học tập 294.000 đồng (chiếm 4,2%).

Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020 cũng cho thấy, các hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập cao có xu hướng cho con học tại các trường dân lập, tư thục cao hơn nhiều các hộ thuộc nhóm thu nhập thấp (12,3% so với 1,3%).

Chi cho giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học tại trường công lập hơn 6,1 triệu đồng/người/1 năm, thấp hơn nhiều so với trường dân lập (25,3 triệu đồng/người/1 năm) và tư thục (17,8 triệu đồng/người/1 năm).

V.KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh