THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:44

Các cơ sở cai nghiện ma túy công lập cả nước đã tổ chức cai nghiện cho 63.253 người

Các học viên cai nghiện ma túy đang học nghề (Ảnh minh họa)

Các học viên cai nghiện ma túy đang học nghề (Ảnh minh họa)

Năm 2022, công tác cai nghiện ma túy đạt nhiều kết quả tích cực. Đã tập trung triển khai công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, tư vấn, hướng nghiệp, học nghề và giới thiệu việc làm cho học viên cai nghiện ma túy.

Triển khai hướng dẫn triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản dưới luật về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Công văn số 332/LĐTBXH-PCTNXH ngày 16/2/2022 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để chỉ đạo việc thực hiện cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện.

Tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 116/2021/NĐ-CP đến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong năm 2022, có 121.374 người được cai nghiện ma túy, trong đó: Các cơ sở cai nghiện ma túy công lập trên cả nước đã tổ chức cai nghiện cho 63.253 người.

Trong đó số tiếp nhận mới là 31.010 người (có 4.335 người thuộc diện bắt buộc theo Nghị định số 221/2013/NĐ-CP và 16.855 người thuộc diện bắt buộc theo Nghị định số 116/2021/NĐ-CP, trong đó có 53 người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; số người cai tự nguyện 9.820 người, trong đó có 118 người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Số chuyển từ năm 2021 sang 31.812 người, số tái hòa nhập cộng đồng 33.886 người.

Có 13 cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện do tổ chức, cá nhân thành lập đang hoạt động, trong năm đã điều trị cho 2.896 người; có 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng cho 3.656 người; cả nước đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho 51.027 người.

Tỷ lệ người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy ước đạt 74%; tỷ trọng người nghiện ma túy tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy trong tổng số người nghiện được cai nghiện đạt thấp (25%).

Trong đó, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đang duy trì tổ chức điều trị cho 4.218 người nghiện ma túy.

Về phòng, chống mại dâm, Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025; xây dựng chính sách về cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội; xác định các tiêu chí, thẩm quyền, quy trình hỗ trợ hòa nhập cộng đồng trong phòng, chống mại dâm; xây dựng tài liệu truyền thông về phòng, chống mại dâm; nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm. Tăng cường hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm.

Xây dựng, triển khai các hoạt động can thiệp giám tác hại, phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm.

Theo báo cáo của các địa phương, đến nay có 11 địa phương tiếp tục duy trì theo 3 khung mô hình thí điểm của Chương trình phòng, chống mại dâm, trong đó có 3 địa bàn triển khai mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội;

Có 32 địa bàn thực hiện mô hình đảm bảo quyền cho người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; 14 địa bàn triển khai mô hình tăng cường năng lực các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng chống bạo lực giới.

Về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, Bộ đã ký Quy chế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao về tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Xây dựng, thực hiện mô hình hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân và người có nguy cơ cao tại tỉnh Thanh Hoá.

Làm tốt công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, theo báo cáo chưa đầy đủ của 54 Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố, trong năm các tỉnh/thành phố đã tiếp nhận tiếp nhận 455 người; trong đó, số người được xác định là nạn nhân là 235 người, tăng 113,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Có 216 người được xác định là nạn nhân có nhu cầu đã được nhận hỗ trợ 1 trong các dịch vụ hỗ trợ (hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khoẻ, tư vấn pháp lý, học nghề, việc làm và hỗ trợ vay vốn ổn định cuộc sống.

Tính đến thời điểm hiện tại, theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm 178 các địa phương có báo cáo đã tiến hành kiểm tra 20.439 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ lợi dụng để hoạt động mại dâm, phát hiện 4.905 cơ sở vi phạm; xử lý bằng hình thức nhắc nhở, cảnh cáo 1.577 cơ sở; phạt tiền 2.889 cơ sở với số tiền phạt hơn 34 tỷ đồng; 125 cơ sở bị đình chỉ kinh doanh; 16 cơ sở bị rút giấy phép kinh doanh; 298 cơ sở bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.

Có 11 địa phương duy trì các mô hình thí điểm theo định hướng của Chương trình PCMD: Quảng Ninh, Đồng Nai, Hải Phòng, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Cần Thơ, Đồng Tháp.

Thành Công

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh