THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:38

Ca sĩ Hương Lan: Ngọt ngào âm hưởng dân ca

 

Được trời phú cho một giọng ca trong trẻo, ngọt ngào đằm thắm lại được ba mẹ kèm dạy theo kiểu truyền khẩu, lên 5 tuổi Hương Lan đã chính thức được mời hát trên sân khấu gánh hát Thanh Minh – Thanh Nga danh tiếng thời thập niên 60 của thế kỷ trước. Với các vở “Thiếu phụ Nam Xương”, “Thầy cai Tổng Bồi”, “Lan và Điệp”…giọng ca của Hương Lan đã ghi được dấu ấn sâu đậm trong lòng người mộ điệu cải lương thời ấy. Đang là một giọng ca sáng giá của sân khấu cải lương, năm 1968 phát hiện ra chất giọng và khả năng hát tân nhạc của Hương Lan, nhạc sĩ Trúc Phương đã đề nghị thân phụ của chị là nghệ sĩ Hữu Phước cho chị theo học hát tân nhạc.

Thế là từ năm 1968, Hương Lan chính thức đứng hát trên ân khấu tân nhạc, với hành ảnh là một cô bé mặc váy xòe trên những chương trình Đại nhạc hội hoành tráng do ông bầu Duy Ngọc tổ chức thường xuyên tại rạp Quốc Thanh. Với 2 bài hát “tủ”: “Ai ra xứ Huế”, “Những đồi hoa sim”, Hương Lan đã nhanh chóng mê hoặc, hớp hồn, làm xao động, thổn thức bao trái tim người nghe thời ấy. Chỉ hai năm sau, Hương Lan đã được một hãng điã Việt Nam mời ký hợp đồng để thu những ca khúc tân nhạc và một số bản cải lương.

 

  Bằng chất giọng trời phú thật ngọt ngào, đằm thắm lại được ba má hướng nghiệp, ngay từ nhỏ Hương Lan đã xuất hiện một cách đầy tự tin trên sân khấu của gánh hát Thanh Minh - Thanh Nga danh tiếng ở Sài Gòn thập niêm 60 của thế kỷ trước.

Năm 1972, khi vừa tròn 16 tuổi Hương Lan đã là một ngôi sao tỏa sáng trên bầu trời tân nhạc Sài Gòn, với rất nhiều show diễn và thu đĩa. Đặc biệt Hương Lan rất nổi tiếng với những chương trình ca nhạc của nhạc sĩ Châu Kỳ, qua thể hiện những tình khúc mang âm hưởng dân ca xứ Huế. Sau 1975, Hương Lan tham gia Đoàn văn công Giải phóng TP.HCM, góp phần làm nên sự thành công tạo được tiếng vang của một số vở cải lương: “Tình yêu và bạo chúa”, “Cây sầu riêng trổ bông”…Nhưng đến năm 1978, cả gia đình Hương Lan sang Pháp định cư và cũng như bao nghệ sĩ ở hải ngoại, chị phải tạm xa sân khấu ca nhạc mà tìm kiếm việc làm không dính gì đến ca hát, để vừa nuôi sống gia đình, vừa nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật. Hơn 5 năm sau (1984), Hương Lan mới bắt đầu đứng hát trên sân khấu Thúy Nga Paris, với những bản nhạc mang đậm âm hưởng dân ca quê hương được cộng đồng người Việt đón nhận nồng nhiệt như: “Ngày về”, “Còn thương rau đắng mọc sau hè”, “Chiếc áo bà ba”, “Điệu buồn phương Nam”, “Ngẫu hứng lý qua cầu” “Đón xuân này, nhớ xuân xưa…Với nỗi niềm luôn đau đáu nỗi nhớ quê nhà, từ năm 1996 đến nay, Hương Lan thường xuyên bay về Việt Nam tham gia vào rất nhiều chương trình ca nhạc lớn.

 Năm 16 tuổi (1972) Hương Lan đã trở thành ngôi sao sáng trên sân khấu ca nhạc Sài Gòn, qua thể hiện những ca khúc mang âm hưởng dân ca (đặc biệt là âm hưởng dân ca xứ Huế).

Chị là ca sĩ hải ngoại đầu tiên được cấp phép biểu diễn và phát hành băng điã trong nước. Hương Lan chia sẻ: “Tôi từng hát trên những sân khấu hoành tráng ở khắp các nước có người Việt sinh sống: Pháp, Mỹ, Canađa, Australia…Đó là những sân khấu tràn ngập ánh sáng, âm thanh hiện đại với những khán giả sành điệu mặc đồ lịch sự và thơm nức nước hoa, nhưng chưa ở đâu tôi bật khóc. Vậy mà ở Cần Thơ vào năm 1997, chỉ vì câu nói của một bà má nói với tôi rằng: “Con có biết má phải bán bao nhiêu giạ thóc để có tiền đến nghe con hát không?”- thì tôi đã bật khóc! Chính từ khi gặp bà má ấy, tôi chợt nghĩ hình như có hàng vạn bà má nghèo như thế mà tôi chưa hề được gặp và tôi quyết định phải dùng tiếng hát của mình để làm việc gì đó chia sẻ cùng họ…”.

 Chung thủy với dòng nhạc mang âm hưởng dân ca ba miền, Hương Lan hiện là một trong những ca sĩ hải ngoại thường xuyên về Việt Nam biểu diễn và được đông đảo công chúng yêu thích.

 Nghĩ là làm, từ đó tới nay Hương Lan đã thực hiện được 5 chương trình “Hương Lan hát cho người nghèo” ở các tỉnh: Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bình Phước, Tây Ninh. Tiền vé thu được Hương Lan kết hợp với Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM  mời bác sĩ đi xuống các địa phương khám bệnh, phẫu thuật thay thủy tinh thể cho người già, chữa bệnh cho trẻ em nghèo. Hiện Hương Lan là hội viên danh dự của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM. Cuối năm 2009, sau 3 năm dồn tâm huyết để thực hiện album “Chỉ hai đứa mình” của Hương Lan đã được phát hành và được khán giả đón nhận nồng nhiệt.

Lương Định/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh